Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Bản chất và định lượng cách bảo quản hình in áo thun đơn giản nhất

Mấu chốt của vấn đề nằm ở sự co dãn này. Khi bạn cắt trãi vải sẽ có một tỷ lệ co lại hoặc dãn so với thực tế mình hàng. Vải thun sẽ co lại hoặc dãn ra do thành phần mỗi loại sợi khác nhau, môi trường khác nhau. Tỷ lệ này có thể dao động từ 3% đến 6-7 %.


Bản chất và định lượng cách bảo quản hình in áo thun đơn giản nhất


Với các bạn nhà may, công ty thời trang chưa có kinh nghiệm trong cắt may. Các bạn nên hiểu rõ chất liệu và thành phần cấu tạo của loại sợi hình thành nên loại vải mình sẽ cắt. Từ đó có được cách thức giải quyết tránh sai sót dẫn đến sản phẩm không được như mong muốn.

Nếu các bạn chưa rõ về cách tính định lượng vải thun có thể tham khảo thêm về các thông số định lượng vải thun.

Với vải có chất liệu cotton cao như cotton 100% single, 2 chiều, 4 chiều.
Vì vải có giá trị cao các bạn nên cắt thử một đến hai sản phẩm trước.
Xem tỷ lệ co hoặc rút như thế nào rồi may thành phẩm một chiếc áo nguyên.
Tiếp đến giặt từ ba đến năm lần xem chất vải thay đổi co rút tiếp tục có sự thay đổi hay không.
Kiểm tra, lấy kết quả các mẫu.
Cuối cùng mới tiến hành cắt may sản xuất hàng loạt.



Các bạn chú ý: Vải cotton là loại vải rất hao hụt trọng lượng trong quá trình cắt. Do thành phần vải cotton nên sẽ giảm trọng lượng thay đổi khiến các bạn chưa quen bị hao hụt định mức rất nhiều.

Với chất vải gồm các sợi tổng hợp như pe, polyester…
Các bạn cũng tiếp tục quy trình như trên vải cotton, nhưng quá trình cắt vải sẽ hơi cực hơn.
Do sợi pe, poly có thể làm dao máy cắt nhanh đùn, dễ hư hỏng.

Lượng nhiệt thoát ra cao, sợi vải nóng.
Bù lại quá trình trãi vải tương đối dễ dàng, do chất lượng sợi công nghiệp đồng đều.
Ít bị biến động, ít bị ảnh hưởng đến định mất, hao hụt ít.
Tương đối dễ dàng tính toán định mức, chất vải có sự ổn định, phục vụ đa dạng các sản phẩm may mặc khác nhau.


Với chất vải thun có tính co dãn 2 chiều, 4 chiều.



Vải có độ co dãn 2 chiều luôn luôn dễ cắt hơn so với vải co dãn 4 chiều.
Do pha giữ các loại sợi và sợi xu( hay còn gọi là sợi spandex). Thành phần quyết định sự co dãn sau này của các loại vải có chất sợi này.

Vì sợi xu có nhiều nguồn sản xuất, nhà sản xuất, và tuổi thọ không được cao như sợi tổng hợp, sợi tự nhiên. Sợi xu giá rẻ dễ khiến vải bị chảy xệ, co dãn không đồng đều, tuổi thọ kém dễ gây đứt spandex. Sợi xu giá tốt, xuất xứ rõ ràng thì sẽ bền hơn, được nhà sản xuất cam kết và đảm bảo chất lượng.

Quy trình cũng nên trải vải, để một khoảng thời gian cho sợi vải hồi lại rồi mới cắt vải. Các bạn nên cắt may mẫu một vài sản phẩm để xem tỷ lệ thay đổi rồi mới tiến hành sản xuất hàng loạt.


Cách Tính Định Lượng Vải Áo Thun



Các thông số vải quan trọng trong việc xác định độ dày mỏng, tính định lượng tiêu hao để sản xuất trong may mặc. Có 3 thông số kỹ thuật bạn cần chú ý để làm chi tiết làm rập, tính hao hụt sản phẩm trong may áo vải có chất thun.


Định lượng gram trên 1 mét vuông:
Để đo được thông số này các bạn phải sử dụng một thiết bị chuyên dụng để khoét một lỗ tròn có đường kính 25cm. Sau đó cân lấy số đo gram. Đây là cách dễ nhất nhưng phải tốn chi phí đầu tư thiết bị.


Khổ vải:
Được tính bằng đơn vị mét. Là chiều ngang của cây vải. Nếu là khổ ống bạn hãy x2 sẽ ra số khổ thực.

Trọng lượng trên 1 kg (định lượng gam/m2)
Là chiều dài số mét vải nhận được trên 1 kg vải. (cắt 1 kg vải đo vật lý xem độ dài của đoạn vải đó).

Lưu ý: Bạn chỉ cần 2 trong 3 thông số sẽ tính được thông số còn lại.

Sau khi có được 2/3 thông số vải, bạn có thể tính định lượng vải thun giữa các thông số bằng bảng quy đổi.


Loại vải sợi thông dụng hiện nay

Vải sợi thiên nhiên

Đây là một loại vải được dệt từ các sợi thu hoạch sẵn trong thiên nhiên mà chủ yếu là từ các loại cây do được trồng và chăm sóc với mục đích khai thác lấy sợi dệt vải. Các loại cây trồng chính để thu lấy sợi như cây bông vải, cây lanh, cây gai, cây đay.

Vải sợi thiên nhiên được dùng phổ biến trên thế giới và nước ta là vải dệt từ sợi bông, vải len, dạ và lụa tơ tằm.


Vải cotton:

Có nguồn gốc từ sợi bông của cây bông vải. Có nhiều ưu điểm như hút ẩm cao, thấm hút mồ hôi rất tốt, mặc rất dễ chịu, thoáng mát, thích hợp với khí hậu nhiệt đới hay các loại trang phục mát, thân thiện với da người và không có các nguy cơ dị ứng.

Nhược điểm là dễ bị co, dễ nhăn nhàu nên phải ủi thường xuyên, khi ủi xong khó giữ nếp, dễ bám bẩn, khó giặt sạch, độ bền của vải không cao (dễ chảy xệ hay bị kéo giãn, dễ bị mục do vi khuẩn hay nấm mốc xâm hại).

Cách nhận biết: khi tiến hành thử kéo đứt sợi thấy dai và chỗ đứt không bị xù lông như các loại vải khác, khi vò nhẹ thì vải để lại nhiều nếp nhăn, khi đốt loại vải này sẽ bắt cháy nhanh và có mùi như giấy cháy, tàn tro trắng mủn nhanh, khi đổ nước lên vải thì rất hút nước và chỗ ướt loang rộng rất nhanh.



Vải lụa tự nhiên:

Dệt từ tơ của kén tằm, là một loại vải mịn, mỏng được dệt bằng tơ.

Ưu điểm: chất vải sáng, rất mềm mại, bóng mượt và nhẹ, hút ẩm tốt, đem lại cảm giác thoáng mát cho người mặc, cách nhiệt tốt nên mặc mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông.

Nhược điểm: chịu nhiệt kém, tơ lụa bị giòn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, ánh nắng và mồ hôi dễ làm tơ mau mục và úa vàng, vải dễ bị co rút và nhăn, kém bền với chất kiềm như bột giặt.

Cách nhận biết: sờ mát tay, mặt vải láng mịn, óng ánh, khi đốt lụa cháy chậm và có mùi khét như mùi protein cháy, đầu đốt sủi bọt màu nâu, xốp, bóp vỡ vụn.


Vải len:
Được dệt từ sợi thu từ lông cừu và một số loài động vật khác, chất lượng của len được xác định bởi quá trình uốn, đường kính sợi, năng suất, màu sắc và độ bền.

Ưu điểm: giữ nhiệt tốt cho nên thường được may đồ giữ ấm, vải nhẹ, xốp, có độ bền cao, ít nhăn, ít co giãn, ít hút nước.

Nhược điểm: kém bền với kiềm, dễ bị vi khuẩn và nấm mốc phá hủy.

Cách nhận biết: khi cầm nắm có cảm giác thô ráp, mặt vải có xù lông cứng, khi kéo đứt sợi có độ kéo giãn lớn, vải cháy yếu, có mùi khét như tóc cháy, tro tàn đen, xốp và dễ vỡ.


Vải sợi hóa học

Là loại vải được dệt bằng sợi hóa học, dựa vào nguyên liệu ban đầu và phương pháp sản xuất mà sợi hóa học được chia thành 2 loại là sợi nhân tạo (nguyên liệu là các loại tre, gỗ, nứa,…) và sợi tổng hợp ( được tổng hợp và tạo thành từ các nguyên liệu ban đầu như than đá, dầu mỏ, khí đốt).


Vải dệt từ sợi nhân tạo Viscose – Rayon



Nguồn gốc là từ các loại tre, gỗ, nứa,… các thành phần của vải sợi này có hàm lượng cellulose cao.

Ưu điểm là mặt vải mềm mại, bóng, hút ẩm tốt.

Nhược điểm là dễ nhàu và hay bị co ngắn lại.

Cách nhận biết: Khi đưa tay lên bề mặt vải thường mềm mại, khi đốt cháy tro tàn rất ít và chỉ có ở đầu đốt.


Vải sợi Acetate:

Có ưu điểm là mặt vải mịn màng nhìn rất giống lụa thiên nhiên, chất ít nhăn, dễ chăm sóc, ít bị trương nở và ít thấm nước.

Nhược điểm là chất vải có độ bền kém và bị phá hủy bởi các loại acid cũng như các chất kiềm. Cách nhận biết là mặt vải thường mềm mịn, khi đốt cháy tro tàn rất ít, tán vón cục và bóp không vỡ. Nguồn gốc là từ các loại tre, gỗ, nứa,… các thành phần của vải sợi này có hàm lượng cellulose cao.


Vải dệt từ sợi tổng hợp Polyamid (PA) – Nylon:

Nguyên liệu ban đầu là than đá, dầu mỏ và khí đốt.

Ưu điểm: khó bắt bụi, khá nhẹ, có độ bền kéo, bền ma sát, bền vi khuẩn rất cao, độ đàn hồi tương đối tốt nên rất ít khi nhàu nát, phơi mau khô.

Nhược điểm là hút ẩm kém, khó thoát hơi, thoát khí do đó khi mặc sẽ bị bí hơi, bị lão hóa trở nên ố vàng và giòn theo thời gian, khả năng chịu nhiệt kém, dễ bị co và mềm nếu nhiệt độ bàn ủi quá 150oC.

Cách nhận biết: mặt vải bóng, sợi đều, khi đốt xơ cháy đầu đốt bị chảy nhựa màu hổ phách, cứng khi nguội, bóp không vỡ.


Vải dệt từ sợi tổng hợp PE:



PE là một loại sợi tổng hợp với thành phần cấu tạo đặc trưng của ethylene.

Ưu điểm là độ bền rất cao, không bị nấm mốc phá hủy, bền với ánh sáng và nhiệt độ cao, có độ định hình cao, không bị co hay chảy xệ, chống nhăn và chống kéo giãn, dễ nhuộm màu.

Nhược điểm: hút ẩm kém và mặc nóng.
Cách nhận biết: mặt vải khá bóng, khi đốt vải cháy chậm thường sẽ đưa tới mùi khét do nhựa cháy, cháy xong, cục cứng, bóp không vỡ, không có tro.


Vải sợi pha

Có nguồn gốc là vải sợi tự nhiên và vải sợi tổng hợp nhưng được pha trộn theo một tỷ lệ nhất định để tạo thành loại vải mang tính ưu việt hơn 2 loại vải thành phần:

Vải pha PECO (PE + cotton): có 2 loại vải tixi và vải sợi CVC, đều có ưu điểm của 2 loại vải PE và cotton.

Vải pha PEVI (PE + viscose): ưu điểm hơn hẳn vải sợi bông hoặc vải sợi hóa học (bền, đẹp, dễ nhuộm màu, ít nhàu nát, mặc thoáng mát, giặc chóng sạch, mau khô).


Loại vải siêu mát ưa chuộng cho mùa hè

Mùa hè nóng bức ai cũng muốn những trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi và mặc cảm thấy mát mẻ. Do đó ngoài kiểu dáng thì chất liệu trang phục luôn được nhiều người quan tâm tới.


Vải thun lạnh

Nếu bạn đang phân vân mùa hè mặc vải gì cho mát thì trong list chẳng thể kể thiếu vải thun lạnh được đâu. Vải thun lạnh phổ biến trên thị trường và sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật tạo ra những trang phục vừa đẹp vừa mặc thoải mái trong cái nóng oi bức của mùa hè vùng nhiệt đới ở Việt Nam.

Loại vải thun cảm giác mịn, trơn, mềm khi sờ vào tay thấy mát lạnh, mặc lên cơ thể thấy nhẹ nhàng, dễ chịu. Chất liệu vải cực tốt nên không lo cơ thể bức bí, tạo mùi mồ hôi khó chịu, mùa hè không bết dính, tha hồ tham gia các hoạt động.

Làm nên vải thun có các sợi tổng hợp bền bỉ nên thoải mái sử dụng trong thời gian dài, chịu tác động tốt. Chất liệu thun lạnh có khả năng thoát hơi ẩm tốt, đẩy mồ hôi ra bên ngoài và khô nhanh chóng. Nhờ ưu điểm này mà các đơn vị muốn làm quần áo thể thao thường chọn vải thun lạnh.

Mức giá của quần áo vải thun lạnh đa dạng còn tùy vào chất lượng sợi dệt, thường thì giá thành tương đối rẻ. Vào những ngày hè nắng nóng, chất liệu vải này thực sự là lựa chọn tuyệt vời đấy.


Vải Cotton



Vải cotton rất phù hợp để may quần áo mặc trong mùa hè. Chất liệu này thấm hút tốt và có giá thành phù hợp với túi tiền của đại đa số người tiêu dùng Việt Nam. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại vải cotton khác nhau như:

Cotton thông thường: Có giá cả vừa phải, mặc thoáng mát nhưng lại dễ bị nhăn.
Cotton combed: Chất liệu vải mềm mại
Cotton organic: Sản xuất vải này với dây chuyền công nghệ hiện đại, chất liệu sờ mềm mại và giá thành khá cao.

Cotton pima/supima: Độ bền của chất vải này cao, không dễ phai màu, mềm mại.
Cotton slub: Trọng lượng vải nhẹ, mặc lên dễ chịu, thoáng mát không bám sát vào cơ thể người.


Vải sợi tre

Loại vải này có độ thấm hút độ ẩm cao, mặc nhiều không bị nhăn nhàu nên được sử dụng để may nhiều loại trang phục khác nhau. Sợi tre bền màu sau khi được giặt qua nhiều lần nước và mặc lên người thực sự mềm mại, không khó chịu hay kích ứng làn da.

Vải này dùng làm tất chân cực kỳ phù hợp vì đặc tính khử mùi tốt nhất trong các loại vải hiện nay. Mùa hè nóng bức, ra nhiều mồ hôi thì mặc vải sợi tre quả là phù hợp.


Vải nhăn kẻ sọc (Seersucker)



Mùa hè mặc vải gì cho mát thì vải nhăn kẻ sọc là câu trả lời không thể thiếu. Vải nhăn kẻ sọc là chất liệu được dùng may trang phục mùa hè cho cả nam và nữ. Tính năng chống nắng của vải tốt, dễ thiết kế các mẫu đồ khác nhau như váy, áo sơ mi, quần,...


Vải lanh
Loại vải lanh luôn được yêu thích trong mùa hè vì tính chất mát mẻ, mịn màng, khi mặc lên cơ thể thoải mái. Vải lanh đạt độ ẩm tới 20% mà không thấy ẩm ướt, bít rít cơ thể. Sản phẩm này may được nhiều loại trang phục khác nhau từ quần áo ngủ tới đồ công sở, đồ mặc đi chơi.


Vải Madras (Caro)
Chất vải Madras thường được dùng để may thành áo sơ mi caro, tính thấm hút mồ hôi tốt, cực kỳ thích hợp mặc trong mùa hè nóng bức. Hơn nữa họa tiết của vải lại bắt mắt, trẻ trung, hợp thời thượng.


Vải Rayon (tơ nhân tạo)



Chất liệu vải tơ nhân tạo vừa bóng đẹp vừa thoáng mát lại may được nhiều kiểu dáng trang phục đẹp nên được nhiều người lựa chọn. Chất rayon làm từ các sợi tổng hợp và cotton, thoáng khí, không tạo mùi khó chịu khi mặc. Giá thành vải này rẻ nhưng có nhược điểm mà không bền và dễ ra màu.


Vải Voan

Vải voan được lựa chọn để may nhiều loại trang phục như áo, váy, bộ đồ với giá thành khá rẻ. Chất liệu vải thoáng mát, giúp người mặc thấy nhẹ nhàng, quyến rũ và cơ thể như được nâng niu.


Vải lụa (silk)

Vải lụa trước kia là chất liệu đắt đỏ nhưng hiện nay đã phổ biến hơn với giá thành phải chăng. Mặc lụa lên người cơ thể thấy thoáng mát, mượt mà, không thấy nóng bức, khó chịu lại vô cùng sang chảnh, tôn dáng.


Sợi lanh (linen)

Vào mùa hè mặc vải gì cho mát? Sợi lanh linen là một chất liệu có chất liệu tốt, thấm hút mồ hôi nhanh giúp bạn thoải mái các hoạt động dưới tiết trời nắng nóng của mùa hè kéo dài. Linen làm từ sợi tự nhiên nên bền bỉ, mặc càng lâu thì lại càng mềm mại, độ thấm hút mồ hôi tốt.


Cách bảo quản hình in áo thun đơn giản nhất



Không nên sử dụng xà phòng cho lần giặt đầu tiên

Sau khi mua áo thun in hình về thường thì mọi người sẽ có xu hướng đem đi giặt cho sạch bụi bẩn rồi mới mặc. 

Theo chia sẻ của nhà sản xuất thì cách bảo quản hình in áo thun ở lần giặt đầu tiên, người dùng không nên đổ xà phòng giặt lâu bởi hóa chất này sẽ có thể làm hình in bị bong không bền bỉ được. Đơn giản ở lần giặt đầu thì hình in có thể mới chưa bám chặt vào áp nên không cẩn thận sẽ bị loang rất xấu.


Chú ý khi giặt áo thun có hình in

Lần giặt đầu tiên thì nên giặt bằng tay, những lần sau đó thì nếu có thể bạn cũng nên giặt tay vì giặt máy dễ đáng bay hình an. Ưu tiên dùng nước giặt và không đổ trực tiếp vào hình in của áo.

Cách bảo quản hình in áo thun khi giặt bạn nên lộn trái và nhớ nhẹ nhàng không tì mạnh vào hình in, không giặt chung với quần áo màu khác. Không ngâm áo quá lâu với nước giặt vì hóa chất sẽ làm ảnh hưởng tới màu áo thun. Nước nên có nhiệt độ vừa phải dưới 40 độ, giặt xong không nên vắt mạnh áo thun dễ làm áo giãn ra.


Cách phơi áo thun in hình



Sau khi giặt xong áo thun thì bạn gấp lại cho nước thoát ra ngoài thật nhanh để nhẹ chiếc áo rồi treo áo lên dây phơi ở nơi có ánh nắng. Bạn hạn chế dùng móc áo thun để phơi vì dễ làm áo bị giãn, form áo biến dạng khi đang còn nhiều nước mà phơi móc lên cao. Nhớ lộn trái áo lại cho hình in đỡ phai màu nhanh vì ánh nắng mặt trời chiếu vào.


Cách ủi áo thun in hình

Bạn muốn là phẳng chiếc áo thun có hình in thì khi ủi nhớ đừng để mặt nóng của bàn ủi tiếp xúc trực tiếp với các hình in. Bạn có thể gấp trái áo lại và ủi vào những vị trí khác chỗ hình in. Tránh trường hợp nhiệt độ cao làm biến dạng hình in hoặc bong tróc mất thẩm mỹ.


Cách cất gọn áo thun in hình

Sạch sẽ thơm tho chiếc áo thun in hình thì bạn đem cất ở nơi thoáng mát, không bị ẩm mốc hay dễ dính bụi bẩn, các vết ố màu. Nếu gấp áo vào trong tủ thì bạn tránh để các mặt hình in dính vào nhau khi gỡ ra có thể bị bong tróc. Không nên để áo thun ở nơi ẩm ướt vì chất liệu này hút nước sẽ bị có mùi và hỏng chất liệu.

Đăng nhận xét

© Diễn Đàn May Mặc. All rights reserved. Developed by Jago Desain