Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Kỹ thuật may nối cơ bản & Hướng dẫn các đường may tay cơ bản

Khi bạn học các đường may cơ bản thì may nối nhằm mục đích ghép nối các phần vải lại với nhau và tuỳ theo cấu tạo của nguyên liệu mà ta chọn kiểu ghép nối cho phù hợp....
Khi bạn học các đường may cơ bản thì may nối nhằm mục đích ghép nối các phần vải lại với nhau và tuỳ theo cấu tạo của nguyên liệu mà ta chọn kiểu ghép nối cho phù hợp.


Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn 3 kỹ thuật may nối cơ bản, cùng tìm hiểu nhé!

1. Nối rẽ



a. Mô tả và công dụng

Nối rẽ là cách nối đơn giản và thông dụng nhất trong may mặc . Trước khi may nối rẽ, các mép vải nên may vắt sổ để không bị tưa vải . Nối rẽ chỉ thực hiện một đường may ở bề trái và khi may xong , các mép vải được rẽ sang hai bên.

b. Cách thực hiện

Xếp hai bề trái vải ra ngoài , hai mép vải bằng nhau.
Đường may nối cách đều mép vải từ 1 đến 3cm.
Áp dụng mũi tới , mũi đột thưa hoặc mũi đột khít khi may tay.

c. Yêu cầu kỹ thuật

Đường may thẳng, cách đều mép vải .
Vải không nhăn.

2. Nối lộn



a. Mô tả và công dụng

May nối lộn gồm hai đường may, nhằm mục đích giấu méo vải tưa sợi vào trong đường may. May nối lộn được áp dụng trên vải mỏng để không bị dày cộm.

b. Cách thực hiện

* Giai đoạn 1 :

Đường may thứ nhất : Xếp hai bề mặt vải ra ngoài , may cách mép vải độ 3mm.

*Giai đoạn 2 :

Đường may thứ hai : Xếp bề trái vải ra ngoài thẳng sát vào đường may thứ nhất . Đường may thứ hai che kín mép vải vào trong cách đường nối thứ nhất 5mm.

c. Yêu cầu kỹ thuật

Đường may thẳng , cách đều mép vải, không nhăn vải.
Không để lộ sợi vải tưa ra ngoài đường may.

3. Nối ép



a. Mô tả và công dụng

Trên bề mặt vải , hai đường may song song của nối ép tạo nên những nét cứng mạnh trên áo quần . Nối ép , thường được sử dụng trên các áo sơ mi, áo bluJong ( blouson) quần Jin (jean) . Cách nối này giấu được các mép vải vào bên trong và không làm dày cộm đường may nối trên vải .

b. Cách thực hiện

Nối ép gồm 2 đường may đều thể hiện trên bề mặt vải .
*Giai đoạn 1 : Đường may thứ nhất:

+ Xếp hai bề mặt vải ra ngoài , 2 mép vải chênh nhau độ 6mm.
+ Gấp mép vải của miếng B lên trên miếng A.
+ May sát mép vải ( cách mép vải 1mm) hình 10a.

*Giai đoạn 2: Đường may thứ hai:

+Trải thẳng miếng B ra , đối xứng với miếng A qua đường nối .
+ Gấp mép vải qua bên miếng A.
+ Đường may thứ hai song song với đường may thứ nhất và cách nhau độ 5mm .


c. Yêu cầu kỹ thuật

Hai đường may song song, mũi may đều.
Vải không nhăn.
Trên đây là công dụng, cách thực hiện và yêu cầu về kỹ thuật của 3 kỹ thuật may nối cơ bản.

Hướng dẫn các đường may tay cơ bản

Các đường may tay cơ bản sẽ giúp bạn linh hoạt hơn khi may đồ, đặc biệt khi máy may có vấn đề hoặc là không cần dùng đến máy. May tay cũng giúp các chị em tiện lợi trong việc sửa lại những lỗi trong đồ khi mua về hoặc theo thời gian và cách sử dụng mà chúng bị hỏng.

Làm thợ xin giới thiệu đến bạn đọc 7 đường may tay cơ bản nhất, cùng tham khảo nhé!

I. Chuẩn bị trước khi may

Chỗ ngồi may thoáng mát để tạo sự thoải mái trong khi làm việc. Bên cạnh đó, ánh sáng cần có cường độ chiếu vừa đủ tương đương độ sáng ban ngày. Đối với vải sáng màu có thể giảm 20-40%. Ngược lại, khi may hàng vải sẫm màu cần tăng thêm 20-40%.

Bạn cần thực hiện xâu chỉ vừa đủ dùng, và cầm kim bên tay thuận, ngón cái và ngón trỏ kẹp đuôi kim tì vào đê.

II. Hướng dẫn các đường may tay cơ bản

1. Mũi lược

Mô tả và công dụng: 

Mũi lược chỉ có tính cách tạm thời , nhằm mục đích ổn định vị trí phần vải sắp may và sau khi sản phẩm may hoàn tất các bạn học cắt may cần tháo bỏ chỉ lược đi.
Mũi lược may thưa và dài , không yêu cầu may kỹ và đẹp mà chỉ cần may nhanh để giúp cho lần may chính thức được thuận lợi và chính xác.
Cách thực hiện khi học cắt may mũi lược:

Sắp xếp các phần vải vào trị muốn may.
May lược trên vải : mũi kim ghim xuống vải cách xa nhau khoảng 0,5cm đến 1cm đường may từ phải sang trái , may nhiều mũi cùng một lúc rồi mới kéo kim lên khỏi mặt vải .
Đường may lược không trùng với đường may chính thức.
Yêu cầu kỹ thuật:

May lược phải giữ chắc được các phần vải vào vị trí muốn may.
Mũi may không cần đều vì khi sản phẩm loàn tất , phần chỉ lược sẽ được tháo bỏ đi khỏi sản phẩm.

2. May mũi tới

Mô tả và công dụng:

Mũi tới thường được sử dụng trong nhiều trường hợp , các bạn học cắt may nên nhớ mũi tới được dùng đặc biệt trong may nối , các mũi may mắn , cách khoảng và đều đăn.
Bề trái và bề mặt của mũi may giống nhau.
Cách thực hiện:

May giống như mũi lược, nhưng khoảng cách giữa các mũi ngắn hơn, khoảng 1mm

Yêu cầu kỹ thuật

Đường may thẳng , không nhăn vải.
Mũi may ngắn, đều đặn.

3. May đột khít

Mô tả và công dụng

Mũi đột khít có các mũi may liền cạnh nhau, bền chắc và thực hiện chậm hơn mũi tới vì phải may từng mũi một.
Mũi đột khít thường được dùng trong may nối hoặc may viền như viền bọc mép…
Cách thực hiện

Mũi kim ghim xuống mặt vải theo tứ tự 1,2,3… khoảng cách giữa 1-2 bằng khoảng cách giữa 1-3 và bằng 1mm.
Khi học cắt may mũi đột khí bạn nhớ kéo chỉ vừa phải để không nhăn vải.
Yêu cầu kỹ thuật:

May thẳng hàng, các mũi may trên bề mặt vải ngắn và đều đặn
Vải không nhăn

4. May mũi đột thưa

Mô tả và công dụng:

Mũi đột thưa thực hiện giống như mũi đột khít, nhưng các mũi may ở trên bề mặt cách rời nhau.
Mũi đột thưa cũng thường được dùng trong may nối.
Cách thực hiện:

Mũi kim ghim xuống vải theo thứ tự 1,2,3… nhưng khoảng cách 1-3 dài hơn khoảng cách 1-2.
Khoảng cách 1-2 bằng 1mm, khoảng cách giữa 1-3 bằng 2mm.
Yêu cầu kỹ thuật

Đường may thẳng, vải không nhăn
Mũi may ngắn, cách khoảng đều nhau

5. May vắt mí gấp mép

Cách thực hiện:

Gấp mép vải 2 lần, lược một đường thưa để vải nằm
Thực hiện ở bề trái vải, từ bên phải sang bên trái. Đâm kim lên sát mép vải gấp tại điểm (a)
Đâm kim xuống tại điểm (b) cách điểm (a) 0,5cm, đẩy kim lên tại điểm (c) và điểm (a’) cùng một lúc. ĐIểm (b) và điểm (c) cách nhau một canh chỉ vải.
Thực hiện cho đến hết đường may.
Yêu cầu kỹ thuật: Các mũi may đều nhau, không nhăn vải

Ứng dụng: Mũi may gấp mép thường được dùng để vắt gấu quần, gấu áo, nẹp áo…

6. May vắt hàng rào

Cách thực hiện:

Gấp mép vải hai lần hoặc vắt sổ, lược một đường thưa để vải nằm.
Thực hiện vắt đường vắt từ trái sang phải ạp thành các mũi chỉ đan chéo nhau ở bề trái vải. Ghim kim từ điểm (a) sang điểm (b) ở lớp vải trên và từ điểm (c) sang điểm (d) ở lớp vải dưới sát mép vải trên.
Thực hiện cho đến hết đường may
Yêu cầu kỹ thuật: Khoảng cách giữa các mũi may đều nhau. Các mũi may ở bề mặt nhỏ và nhuyễn

Ứng dụng: Vắt các loại hàng dày không gấp mép cho êm. Vắt gấp mép lai áo, nẹp áo, lai quần…

7. May luồn

Cách thực hiện

Gấp mép vải hai lần, lược một đường thưa cho nếp vải nằm
Thực hiện ở bề trái cảu vải, bắt đầu từ bên tay phải sang bên trái. Luồn kim vào bên trong mép và ỉ gấp, may mũi lược chìm. Mũi may nhỏ khoảng 1-2 sợi chỉ vải và cách nhau khoảng 3-5mm

Yêu cầu kỹ thuật

Mũi may đều nhau và thẳng hàng
Đường may ở bề mặt vải thật nhỏ, không thấy rõ. Bề trái vải không lộ đường chỉ.
Đường may thẳng, không nhăn vải
Ứng dụng: Mũi luồn được ứng dụng để may viền tà áo, lai áo bà ba, áo dài…

Các đường may tay cơ bản hay còn gọi là mũi khâu sẽ giúp bạn sửa lỗi quần áo, khâu một số đồ như túi xách, khâu ráp tay áo…một cách linh hoạt. Chỉ với các đường may tay cơ bản nhưng ít ai có thể biết hết để tận dụng sao cho thật hiệu quả.

Vậy hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn và chúc các bạn thực hiện thành công nhé! Đừng quên ghé thăm trang web của chúng tôi để cập nhật nhiều bài viết hay nhé !

Đồng phục giá rẻ

1 nhận xét

  1. tôi có hình ảnh đường may nhìn giống đường may nối ép, nhưng chỉ có 1 đường may, không biết nó là đường may gì ạ, có phải cũng là đường may nối ép không ạ