Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Tại sao bạn cần điều trị nám?


Có phải da bạn đang có những đốm nâu, gây nên tình trạng da không đều màu. Bạn cảm thấy khó chịu bởi chúng. Hàng ngày bạn phải sử dụng kem che khuyết điểm, kem nền để giấu chúng đi.












Cách nào để điều trị nám, tàn nhang làm giảm thậm chí làm chúng biến mất trên khuôn mặt mình?





Trước khi bạn muốn điều trị thì vấn đề đầu tiên bạn cần phải biết có bao nhiêu loại nám hay các loại rối loạn sắc tố hiện tại bạn đang mắc phải là gì? Từ đó, nên sử dụng phương pháp nào để điều trị.





Các loại nám phổ biến hiện tại có thể bạn đang mắc phải?



Nám mảng: 



Nám mảng tập trung thành các mảng lớn phủ trên diện tích rộng trên gương mặt của bạn. 





Vùng da thường thấy rõ rệt nhất chính là vùng má, trán. Có màu: nâu nhạt tới đỏ sậm.


Chân nám mảng ăn nông chủ yếu ở thượng bì và lớp ngoài cùng của tế bào da.





Nám đốm (Nám hori):



Những mảng màu sẫm, xám hoặc xanh xám, kích thước to hơn đầu đũa từ 1-3 mm, xuất hiện theo từng đốm tròn nhỏ hoặc thành từng chùm, phân bố chủ yếu ở hai bên má, trán, cằm, có tính chất đối xứng.





Chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì.


Nám hỗn hợp:


Nám hỗn hợp bao gồm nhiều loại nám: nám đốm, nám mảng, nám đốm nâu, nám cánh bướm, nám bã chè, ... các dạng nám đều có thể xuất hiện trên mặt bạn. Và loại này thường khá khó điều trị.





Lý do: vì mỗi loại nám sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, chưa kể việc sau khi điều trị cần sự chăm sóc khác nhau.





Nám khói: 



Các dạng nám khói, là cách gọi dân gian của tình trạng lắng đọng sắc tố màu xanh, xanh tím, hay đen thẫm ở trung bì.





Thường xuất hiện trên cả vùng rộng của khuôn mặt và không có giới hạn rõ ràng giữa vùng da rối loạn sắc tố và da lành.





Đồi mồi:



Là dạng rối loạn tăng sắc tố thường xuất hiện ở những người lớn tuổi hoặc những làn da bị lão hóa sớm hay lão hóa do tia UV.





Chúng thường có hình tròn hay bầu dục, có thể nằm rời rạc hay thành từng đám, với kích thước mỗi nốt có thể dao động từ 0.2 đến 2.5cm, có thể có màu nâu nhạt hay nâu cà phê sữa tới nâu đen sẫm.





Các đồi mồi phẳng thường dễ xử lý bằng công nghệ laser, với hiệu quả từ 70 – 90% (hoặc thậm chí cao hơn) sau khoảng 1 – 3 lần trị liệu.





Tuy nhiên, việc xuất hiện đồi mồi trên da là biểu thị cho một chế độ chống nắng kém và sự lão hóa đã bắt đầu xuất hiện tương đối nhanh chóng.





Bạn nên cần phải chú ý và chăm sóc da đúng mức để tình trạng lão hóa không trở nên nghiêm trọng hơn.





Bớt bẩm sinh:



Các dạng bớt bẩm sinh có màu xanh đen như bớt Ota (bớt xanh hay xanh đen nửa bên mặt), bớt Ito (xanh hay xanh đen trên lưng, vai) hay bớt cafe (bớt dạng mảng nâu cafe sữa trên bất cứ vùng nào của cơ thể)





Thường đáp ứng tốt với laser Q-switched Nd:YAG. Tuy nhiên, nên lựa chọn chiếu laser nhẹ nhàng với nhiều lần chiếu (tầm 15 – 20 lần) để tránh tạo nên vùng da chênh lệch màu sắc với da lành sau khi vết bớt được xóa bỏ.





Nguyên nhân xuất hiện của nám, tàn nhang



Để xác định được nguyên nhân nám da không quá khó. Trước tiên, chúng ta hiểu được nám da có từ đâu, nguyên nhân xuất hiện, phát hiện được chân gốc rễ của vấn đề, từ đó, có biện pháp phù hợp điều trị nám. 





Từ những gì bạn có thể thấy được, nám da xuất hiện, có nhiều trường hợp là từ di truyền, một số là do sử dụng các loại mỹ phẩm, một số do cơ địa của từng người khác nhau.










Nguyên nhân đến từ tác động của tia UV: Tác động của tia UVA và UVB đến làn da là điều bạn cần phải biết.





Sắc tố melanin sẽ quy định   màu da của chúng ta: vàng, trắng, đen, sậm màu hơn hay nhạt màu hơn do sắc tố này quy định.





Và sắc tố này dễ bị kích thích bởi ánh sáng mặt trời - chính là tia UV.





Chúng là nguyên nhân gây nên các vấn đề về da: Tác động mang nguy cơ tiềm ẩn, có ảnh hưởng trong thời gian dài, và khó thấy được tác động ngay lập tức.





Như tia UVB, bạn có thể thấy được tác động chính là cháy nắng, đen, sạm da.





Đối với tia UVA tác động lâm sàng có thể gặp nguy hiểm nhất chính là nguy cơ ung thư da.


Và tất cả chúng chính là nguyên nhân khiến da bạn bị sạm nám.


Nguyên nhân đến từ các loại mỹ phẩm trang điểm: Các sản phẩm trang điểm và tẩy trang luôn chứa một phần các thành phần gây bào mòn da, sử dụng lâu dài khiến da bạn bị bí tắc lỗ chân lông.





Sau khi bạn tẩy trang, làn da của bạn sẽ trở nên yếu ớt hơn. Da mỏng dần, và dưới tác động của ánh nắng mặt trời, sau đó xuất hiện nám và tàn nhang nhiều hơn.


Nguyên nhân đến từ nội tiết tố của cơ thể: Cơ thể bạn trải qua các vấn đề thay đổi nội tiết tố như sau khi mang thai, sinh nở, hoặc sử dụng các loại thuốc tránh phá thai.





Thông thường, đây cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ bị nám, tàn nhang nhiều hơn nam giới.





Cấu tạo và chức năng cơ bản của da



Cấu tạo của da:



Da bao gồm ba lớp chính: Thượng bì (biểu bì), trung bì (bì), mỡ dưới da (hạ bì)





1. Lớp biểu bì 


Bao gồm 5 lớp: lớp sừng, lớp sáng, lớp hat, lớp gai, lớp đáy.





a. Lớp sừng


Lớp sừng ở trên cùng, các tế bào trở nên dẹt hoàn toàn, màng bào tương dầy, nhân biến mất.


Lớp sừng chứa khoảng 10 lớp tế bào: 5 lớp ở dưới là lớp các tế bào non có hình dạng mập tròn, căng mọng nên khi các lớp này trồi lên chúng ta có cơ hội có một làn da đẹp. 5 lớp tế bào phía trên càng lên trên càng dẹp dần và đây cũng là lớp bảo vệ các tế bào phía dưới.


Những tế bào ở mặt trên cùng luôn luôn bị bong rơi ra.


Lợi dụng tính chất này mà ngành săn sóc da cho ra đời hệ thống tẩy tế bào chết nhằm mục đích kích thích chu kỳ tái tạo da để cho da được đẹp mịn màng tươi sáng.


- Chu kỳ tái tạo da của người dưới 15 tuổi là: 10-15 ngày


- Chu kỳ tái tạo da của ngươì 18 tuồi : 18-20 ngày


- Chu kỳ tái taọ da của người 23 tuổi: 28 – 30 ngày


- Chu kỳ tái tạo da của người 40 tuổi : 90 ngày





b. Lớp sáng


Lớp này chỉ có ở lòng bàn tay, bàn chân, nó nằm ở trên lớp hạt và gồm những tế bào trong, thuần nhất, không có nhân, dẹt, chúng sắp xếp thành 2 hoặc 3 hàng.





c. Lớp hạt


Các tế bào của lớp hạt gồm từ 3- 4 hàng, chúng có hình dẹt, nằm trên lớp gai.


Trong bào tương chứa các hạt sừng keratohyalin. Những hạt này xuất hiện chứng tỏ quá trình sừng hoá bắt đầu.


Keratin thuộc nhóm protein sợi có chứa nhiều gốc aminoacid, arginin, lysin, cystidin... chúng khá bền vững với những tác nhân hoá học như acid hoặc base.


Bề dày của lớp hạt dao động phụ thuộc vào mức độ sừng hoá.





d. Lớp gai


Các tế bào lớp gai có hình đa diện, nằm trên lớp đáy, có từ 5-10 hàng tế bào.


Chứa 2 loại tế bào chính: Keratinocyte và Langerhans


Tế bào Langerhans có chức năng phá hủy và trình diện các kháng nguyên (xâm nhập ở da) cho các lympho bào có mặt trong biểu bì.


Tế bào Langerhans cũng được tìm thấy trong biểu mô niêm mạc miệng, biểu mô niêm mạc âm đạo và trong tuyến ức.










Cũng như các tế bào thuộc hệ thống đại thực bào - đơn nhân, tế bào Langerhans có nguồn gốc từ các tế bào nguồn trong tủy xương.





e Lớp đáy


Ở lớp đáy có hai loại tế bào cùng nằm trên màng đáy là tế bào đáy (tế bào sinh sản) và tế bào sắc tố (melanin).


Tế bào đáy có hình trụ, nằm vuông góc với đường phân cách giữa thượng bì và chân bì. Sinh sản ra tế bào của những lớp trên. Nếu lớp này bị tổn thương thì để lại sẹo.


Tế bào hắc sắc tố (các tế bào sáng hay các tế bào đuôi gai), có nguồn gốc thần kinh, chúng có khả năng tổng hợp sắc tố melanin.


Da của tất cả chúng ta đều có một hàm lượng Melanin nhất định: hàm lượng Melanin càng nhiều, da của bạn càng sậm màu.


Melanin là giúp bảo vệ da chống lại tia cực tím của mặt trời.


Màu da được tạo ra do các tác động kết hợp của Melanin và huyết cầu tố.





2. Lớp trung bì



Về cấu trúc, lớp trung bì gồm 3 thành phần: 





a. Collagen, Elastin và những sợi thẳng không phân nhánh.


Sợi tạo keo( sợi collagen) có thể bị phá huỷ bởi men colagenaza do vi khuẩn tiết ra.


Sợi chun(elastin) là những sợi lớn hơn có phân nhánh, nó bắt nguồn từ sợi tạo keo.


Sợi lưới tạo thành màng lưới mỏng bao bọc quanh mạch máu, tuyến mồ hôi.


Sợi collagen và sợi elastin có nhiệm vụ giữ cho da được đàn hồi và căng. Tế bào sợi tổng hợp sợi collagen và sợi elastin





b. Chất cơ bản là một màng nhầy gồm trytophan, tyrosin…





c. Tế bào xơ hình thoi hoặc hình amít, có tác dụng làm da lên sẹo.


Tổ chức bào hình thoi hoặc hình sao, nó có thể biến thành đại thực bào đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể.


Tương bào tham gia quá trình chuyển hoá heparin, histamin.


Giữa những mạng lưới có những tế bào sợi, những sợi chân tóc lông, các tuyến mồ hôi, tuyến bã, mạch máu, mạch bạch huyết, sợi thần kinh.


Tuyến mồ hôi: dưới da và dưới lỗ chân lông tiết ra chất nhờn gọi là bì chi tuyến.


Hoạt động mạnh: da nhờn


Hoạt động yếu: da khô


Hoạt động điều hòa: da thường


Hoạt động mạnh ở trán, mũi, cằm: da hỗn hợp


Bì chi tuyến của mỗi người hoạt động khác nhau dựa vào các yếu tố di truyền ăn uống, nghỉ ngơi, khí hậu và tâm sinh lý.





3. Lớp hạ bì



Nằm giữa trung bì và cân hoặc màng xương.


Hạ bì là tổ chức đệm biệt hoá thành tổ chức mỡ, có nhiều ô ngăn cách bởi những vách nối liền với trung bì, trong mỗi ô có mạch máu, thần kinh, tế bào mỡ, tế bào tròn, tế bào sáng.


Da dày khoảng 2mm, da ở mí mắt là mỏng nhất, dày nhất ở lòng bàn tay, bàn chân. Da dày khoảng 2mm.





Diện tích da ở một người bình thường khoảng 2m2 nếu trải ra và nặng khoảng 3,5kg.


Chức năng cơ bản của da


Da là lớp màng sinh học, không chỉ là vỏ bọc ngoài cơ thể mà còn có nhiều chức năng khác nhau:


Điều hòa nhiệt độ cơ thể: giữ cho cơ thể luôn ở mức 370C


Bài tiết chất độc cơ thể : Urê, Ammonia, Acid uric….


Tạo vitamin D: giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của xương.


Giữ ẩm cho cơ thể: tránh sự bốc hơi nước làm khô da


Thu nhận cảm giác: nhờ vào những thụ cảm thể mà da có những cảm giác nóng, lạnh, đau…


Chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.





9 nguyên nhân gây thâm quầng mắt và cách điều trị



Thâm quầng mắt là gì?



Chúng thường xuất hiện ở cả nam lẫn nữ và thường đi kèm với bọng mắt. Chúng làm khuôn mặt của bạn có vẻ kém tươi và già hơn. Bạn nên điều trị sớm bởi vì càng để lâu thâm mắt càng khó điều trị.





Bạn có cần đi thẩm mỹ viện để điều trị hay chỉ cẩn chăm sóc da ở nhà? Lựa chọn phù hợp cho câu hỏi này nằm ở nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm mắt ở bạn.





Trong hầu hết các trường hợp, chúng không phải là nguyên nhân gây lo ngại và không cần chăm sóc y tế.





Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng quầng thâm mắt?



9 Nguyên nhân phổ biến gây nên quầng thâm mắt 


Mệt mỏi do thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc


Dị ứng.


Lão hóa


Sử dụng mắt quá nhiều trong thời gian dài


Mất nước


Lưu giữ chất lỏng


Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời


Di truyền


Hút thuốc và uống rượu




Mệt mỏi do thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc


Quá mệt, ngủ quên hay chỉ ngủ vài giờ cho giấc ngủ bình thường có thể khiến quầng thâm hình thành dưới mắt bạn, thiếu ngủ có thể khiên da bạn trở nên nhợt nhạt làm cho các mạch máu dưới da của bạn hiện ra.





Cơ thể bị dị ứng


Histamin được giải phóng từ cơ thể bạn khi bạn bị dị ứng, cơ chế này xảy ra khi cơ thể phát hiện có dấu hiệu xâm nhập của vi khuẩn có hại.










Khác với việc gây ra các triệu chứng như: đỏ, ngứa.  Quá trình này có thể gây ra thâm quầng mắt do các mạch máu dưới da bị giãn ra và dễ thấy.





Lão hóa


Một nguyên nhân phổ biến gây nên thâm mắt đó là quá trình lão hóa của cơ thể. Khi già, da của bạn trở nên mỏng hơn, khối lượng mỡ, collagen và elastin vùng dưới mắt bị mất đi.





Đây là những yếu tố cần thiết để duy trì da đàn hồi. Kết quả là, lớp da xung quanh mắt của bạn trở nên tối hơn.





Sử dụng mắt quá nhiều trong thời gian dài


Khi bạn sử dụng mắt quá nhiều như: xem tivi, điện thoại, màn hình vi tính (cả laptop và máy tính để bàn) làm cho mắt của bạn phải điều tiết quá nhiều từ đó làm chúng mệt mỏi và căng thẳng hơn.





Sự căng thẳng này làm cho các mạch máu bên dưới da mở rộng ra. Kết quả là vùng da xung quanh bạn trở nên tối hơn.





Mất nước


Một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng thâm mắt là do cơ thể không nhận được đầy đủ lượng nước thích hợp. 





Khi vấn đề này xảy ra, vùng da bên dưới mắt của bạn bắt đầu trông tối đi và lõm xuống.





Lưu giữ chất lỏng


Theo bác sĩ Mahmoud Khattab tại Precision MD ở Chicago. Sự lưu giữ chất lỏng sẽ khiến máu chảy xuống dưới mắt của bạn và làm mắt của bạn tối đi.





Có nhiều lý do khiến cơ thể bạn có thể giữ nước: nồng độ hormone dao động tạm thời theo chu kỳ kinh nguyệt hoặc lão hóa, chế độ ăn nhiều muối, thuốc khuyến khích giữ nước, và những thay đổi về thời tiết (đặc biệt là những ngày nóng, ẩm).





Những lý do khác có thể bao gồm các rối loạn mãn tính làm tăng sự chảy xệ nắp dưới do tăng khả năng giữ nước như bệnh tuyến giáp, bệnh thận và bệnh tim.





Nếu bạn tình cờ nhận thấy vòng tròn dưới mắt của bạn xấu đi sau khi dùng một loại thuốc mới, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để thay đổi đơn thuốc.





Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều


Nguyên nhân này làm da bạn mau lão hóa. Hơn thế nữa, khi da bạn tiếp xúc ánh mặt trời quá lâu, hắc tố bào melanocytes sẽ sản xuất ra nhiều melanin (sắc tố cung cấp màu sắc cho làn da của bạn) hơn bình thường, có thể khiến sắc tố ở vùng da xung quanh bị tối đi.





Di truyền học


Thật không may, đôi khi quầng thâm chỉ có thể là do di truyền (và thực sự là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chúng).





Nếu vùng da quanh mắt của bạn mỏng manh, trong suốt và cực kỳ mỏng, nó sẽ giúp máu dễ dàng đi qua. Quầng thâm từ các gen xấu sẽ có xu hướng hiển thị giống như một màu hơi xanh và có thể trở nên tồi tệ hơn theo tuổi tác do mất chất béo dưới da.





Hút thuốc và uống rượu


Hút thuốc và uống quá nhiều rượu có thể làm quá trình lão hóa của cơ thể tang nhanh, và lão hóa là một nguyên nhân phổ biến nhất trong việc gây ra quầng thâm mắt của bạn.





Vậy có bao nhiêu cách điều trị thâm mắt hiện tại.





Trong trường hợp quầng thâm mắt của bạn chưa nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng 1 vài cách làm giảm thâm quầng mắt tại nhà. 





Trường hợp mắt bạn bị thâm lâu năm, bạn nên ghé tới thẩm mỹ viện đề điều trị.





Cùng tham khảo một vài cách điều trị thâm quầng mắt bên dưới.



Cách điều trị:





Tại nhà


Bạn có thể thử các biện pháp làm giảm thâm mắt đơn giản tại nhà. Những phương pháp này không có tác dụng phụ và không tốn nhiều chi phí.





Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya


Bạn có thể đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc mỗi đêm, tránh thức khuya quá nhiều, việc này cũng giúp bạn giảm hoặc ngăn ngừa quầng thâm.





Nâng cao đầu lên gối có thể giúp làm giảm thâm và sưng mắt.





Sử dụng dưa leo


Khi mắt bạn trở nên căng thằng và mỏi mệt bạn có thể sử dụng những lát dưa leo đắp lên mắt, việc này có thế làm dịu và làm giảm sưng. 










Chúng còn cấp ẩm và nuôi dưỡng da khỏe mạnh do có chứa nhiều vitamin C bên trong. Ngoài ra, dưa leo còn ngừa sự giữ nước.





Chườm lạnh


Lấy một vài viên đá bọc vào trong khăn sạch hoặc có thể làm ướt khăn và đặt lên mắt trong 20 phút. 


Mẹo này sẽ làm thu nhỏ các mạch máu giãn và giảm sưng từ đố giúp loại bỏ thâm và bọng mắt.





Túi trà


Trong trà có chứa chất chóng oxy hóa và caffeine giúp lưu thông, thu nhỏ mạch máu và giảm sự lưu giữ chất lỏng dưới da.





Cách thực hiện:


Ngâm 2 túi lọc trà xanh hoặc đen 5 phút trong nước nóng


Để trong tủ lạnh 15 phút


Đắp lên mắt trong 15 phút


Rửa lại mắt bằng nước sạch.​


Massage mắt


Massage nhẹ nhàng quanh vùng mắt có thể giúp cải thiện lưu thông máu từ đó làm giảm thâm quầng mắt.





Tại thẩm mỹ viện


Các phương pháp điều trị thâm quầng mắt hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại thẩm mỹ viện bao gồm





Sản phẩm chăm sóc da chống oxy hóa


Kem bôi: các thành phần chứa trong kem có thể làm giảm thâm bao gồm: hydroquinone, tretinoin hoặc kết hợp cả hai





Axit Kojic


Các báo cáo cho thấy axit kojic có hiệu quả trong việc điều trị thâm mắt.





Theo Wikipedia Kojic acid là chất được sản xuất bởi một số loại nấm tự nhiên.





Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chúng, bởi vì tác dụng phụ của axit kojic có thể gây ra viêm da tiếp xúc và đỏ da.





Axit azelaic


Bạn có thể sử dụng axit azelaic để điều trị thâm mắt. Chất này có hiệu quả nhất định làm giảm thâm quầng mắt của bạn





Vitamin C


Sử dụng kem dưỡng da có chứa Vitamin C nồng độ 10 % trong 6 tháng cũng có hiệu quả trong việc làm sáng vùng da dưới mắt.





Sử dụng kem che khuyết điểm


Mặc dù trang điểm sẽ không làm quầng thâm biến mất, bạn có thể sử dụng kem che khuyết điểm cho mục đích thẩm mỹ.





Peel hóa chất: 


Sản phẩm này có thể thúc đẩy quá trình tái tạo da nhanh hơn, từ đó giúp giảm quầng thâm mắt





Laser:


Có thể điều trị hiệu quả cho thâm quầng mắt. Công nghệ này ít xâm lấn hơn, có thể làm giảm nguy cơ để lại sẹo hoặc các tác dụng phụ tiềm ẩn khác.










Tiêm bổ sung dưỡng chất:


Khi lão hóa khối lượng collagen, elastin và lớp mỡ vùng da dưới mắt mất dần và trờ nên mỏng hơn làm cho mắt bạn trũng xuống gây ra thâm quầng mắt.




Nhận may đồng phục, xưởng may đồng phục giá rẻ, cơ quan, xí nghiệp, công ty, nhà hàng, khách sạn, spa, thẩm mỹ viện, Mầm non, Cafe giá rẻ nhất...

“CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM”

Hotline+Viber+Zalo: 0972.87.1518(Ms.Nguyệt)

Email: nguyethey@gmail.com

Website: https://maula.vn/

Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG

Page: https://seotukhoa.com.vn/dich-vu-quay-phim-chup-hinh

Đăng nhận xét

© Diễn Đàn May Mặc. All rights reserved. Developed by Jago Desain