Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Vẽ thiết kế quần áo đẹp cách cắt may đồ bộ đơn giản với loại vải thông dụng tại nhà

Thời trang là một trong những ngành nghề được ưa chuộng hiện nay. Thế nhưng để học cách vẽ thiết kế quần áo chưa bao giờ là điều dễ dàng...

 Thời trang là một trong những ngành nghề được ưa chuộng hiện nay. Thế nhưng để học cách vẽ thiết kế quần áo chưa bao giờ là điều dễ dàng. Đặc biệt đối với người bắt đầu học thì việc bắt đầu từ đâu là điều quan trọng.

Vẽ thiết kế quần áo đẹp cách cắt may đồ bộ đơn giản với loại vải thông dụng tại nhà

Cách vẽ thiết kế quần áo đơn giản nhưng đẹp

Người xưa thường có câu "vạn sự khởi đầu nan". Do vậy, bạn cần phải có tính kiên trì dù đang ở giai đoạn nào đi chăng nữa. Đầu tiên, công việc của một Fashion Designer cần thực hiện sẽ là việc lên ý tưởng. 

Lên ý tưởng

Có thể thấy thời trang là một trong những lĩnh vực vô cùng gần gũi với cuộc sống con người. Tuy nhiên, để trở thành một nhà thiết kế thì giờ đây không chỉ còn là công việc may quần áo để mặc nữa. Trong thị trường sôi động này, người thiết kế phải nắm được những kiến thức cơ bản. Bạn sẽ phải làm quen với 3 lĩnh vực chính trong thiết kế thời trang bao gồm: thiết kế trang phục, phụ kiện và trang sức. Bên cạnh đó, ngành thời trang thường đi theo 2 hướng chính là: thiết kế trình diễn nghệ thuật (các loại trang phục biểu diễn) và ứng dụng thực tế (trang phục mặc hằng ngày).

Người thực hiện cần trải qua 4 bước cơ bản để tạo nên 1 bản thiết kế hoàn chỉnh:

- Vẽ hình mẫu minh họa

- Phác họa mẫu ra giấy và kết hợp phối màu

- Diễn đạt ý tưởng để người xem hiểu

- Thực hiện phác họa chi tiết trên máy tính

Người thiết kế cần xác định rõ loại trang phục mình hướng đến, chủ đề là gì để thể hiện được ý tưởng xuyên suốt. Một mẫu thiết kế quần áo đẹp luôn hội tụ nhiều yếu tố, tuy nhiên mọi thứ cần phải gắn kết. 

Nắm rõ nguyên tắc thiết kế

Để bắt tay vào công việc thiết kế thì "người trong nghề" cần nắm rõ những nguyên tắc cơ bản sau:

Về màu sắc

Màu được chia thành 2 loại đó là màu nóng và màu lạnh. Để kết hợp hài hòa các chi tiết thì cần biết cách pha tỉ lệ. 

Bên cạnh đó, độ đậm nhạt của màu sắc quyết định đến sự vững chắc, nhịp điệu của mẫu thiết kế. Đồng thời, mỗi thể loại sẽ có những yêu cầu riêng về sự phối hợp hài hòa màu sắc. 

Cuối cùng, độ tương quan về màu sắc sẽ quyết định tính thẩm mĩ và thành công của tác phẩm. Hình vẽ có vị trí và tỉ lệ tương đối như thế nào đều thể hiện rất rõ nét. 

Họa tiết trang trí

Đây là yếu tố không thể thiếu trong cách vẽ thiết kế quần áo. Có rất nhiều chủ đề để bạn ứng dụng như: khung cảnh thiên nhiên, nét đẹp trong cấu trúc tự nhiên của rừng núi, chim muông, hoa lá... Mỗi sự sáng tạo đột phá sẽ cho ra đời một tác phẩm mang tính chất rất riêng. Đó là cả một nghệ thuật trong cách ứng dụng.

Nguyên tắc vàng trong bố cục trang trí

Bên cạnh sức sáng tạo vô tận, người thiết kế cần dựa theo những nguyên tắc cơ bản để tạo nên một tác phẩm hài hòa. Những điểm nhấn được nhắc đi nhắc lại khiến người xem nhớ đến tác phẩm của bạn đầu tiên. Hãy ứng dụng một số nguyên tắc như: nguyên tắc xen kẽ, nhắc lại, nguyên tắc phá chế hay nguyên tắc đăng đối...

Thực hiện vẽ thiết kế thời trang

Để truyền đạt ý tưởng thì đây là bước cơ bản mà nhà thiết kế cần thực hiện.

Đầu tiên bạn tiến hành vẽ nhân thể: Do tỷ lệ vẽ nhân thể không giống với người thật nên sẽ có những chỉ số đo riêng. Thường thì người ra quy định lấy đầu làm đơn vị đo (M). Đối với người trưởng thành thì chiều cao cơ thể khoảng 8,5-9M, trẻ em khoảng 4M, thiếu nhi là 5M và thiếu niên là 7M. 

Tiếp theo đến hội họa thời trang: Sự kết hợp giữa mẫu người và bộ trang phục ta được một bản vẽ hoàn chỉnh. Tuy nhiên, cần lưu ý những điều sau:

Phác họa cơ thể người theo tỷ lệ chuẩn, khuôn mặt, biểu cảm phải thể hiện cùng ý tưởng với bộ trang phục.

Tập trung vào các chi tiết, chú ý đến tư thể để thể hiện bộ trang phục

Nét vẽ mượt mà, sống động và diễn tả được chất liệu may trang phục

Cân đối bố cục để tạo nên một tác phẩm hài hòa, thống nhất.

Cách cắt may đồ bộ đơn giản ngay tại nhà

Một trong những chất liệu vải được nhiều chị em lựa chọn có thể kể đến như cotton, lụa, vải chấm bi, kẻ sọc hay họa tiết.... Bởi khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả, vải mỏng, nhẹ tạo cảm giác thoáng rộng. 

Chuẩn bị:

- Vải may: 1,5 m loại khổ từ 1,3 - 1,6 m

- Thước dây, thước gỗ, kéo, phấn kẻ

- Dây thun loại nhỏ cỡ: 0,5cm : 1,5m 

- Chọn loại chỉ may phù hợp với vải

Cách may đồ bộ:

Cách cắt may đồ bộ mặc ở nhà có bèo nhún để tạo điểm nhấn cho bộ trang phục. Để bèo có độ rũ đẹp thì cần cắt chéo phần vải. 

May bèo nhún:

Bước 1: Gấp đôi tấm vải may bèo (vặn chế độ máy may ở mức to nhất)

Bước 2: May đường viền bên ngoài, tiếp tục rút nhăn lại sao cho đẹp mắt. May bèo nhún gắn liền với chân quần. 

Bước 3: Vào thun với chiều dài đoạn thun khoảng 2/3-3/4 rộng bụng. 

May áo:

Bước 1: May một bên thân áo vào với nhau, tạo sự cố định

Bước 2: Hướng dẫn may bèo nhún ở ngực

- Ước lượng phần bèo theo tỉ lệ 2/3 (lưu ý lúc này nên vặn máy may ở mức to nhất).

- Tiến hành may một đường theo tỉ lệ chia và rút chỉ để tạo bèo nhún. 

- Dùng kim ghim lại và may đè lên đúng đường viền ngực

- Thực hiện cắt đường dây chun ( số đo = vòng ngực - 10cm) và tiếp tục may đè lên đường viền.

- Lật bèo ra và may cố định vào phần chun

Tương tự, bạn thực hiện may phần còn lại để hoàn thiện bộ đồ. Giờ đây, việc tự học cách cắt may đồ bộ ở nhà sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể lựa chọn kiểu dáng, chất liệu vải và thêm một chút điểm nhấn bằng những bông hoa cài sẽ giúp bộ trang phục trông dễ thương hơn. 

Học cắt may đồ bộ cần lưu ý những gì?

Chất liệu vải

Đây là yếu tố cần lưu ý khi tự may đồ bộ tại nhà. Liệu rằng loại vải bạn đang dùng có độ co giãn như thế nào?  Trong quá trình gia công, vải sẽ bị co hoặc giãn khi sử dụng bàn là. Do vậy, bạn có thể ngâm hoặc giặt qua vải trước khi cắt để hạn chế hiện tượng này. 

Canh vải

Đối với nhiều người thì thuật ngữ này còn khá mới lạ. Canh vải sẽ được chia thành 3 loại:

Canh vải dọc: Sợi vải dọc kéo dài theo chiều dài của biên vải và thường không có độ co giãn. Khi cắt may đồ bộ, bạn nên so hai bên đường sườn cho bằng nhau (đường dọc thân trước bằng đường dọc thân sau).

Canh vải ngang: Quy định theo chiều rộng hay còn gọi là khổ vải. Độ co giãn của canh ngang được đánh giá cao hơn so với canh dọc. Đồng thời, trong cách cắt may đồ bộ mặc ở nhà thì xanh ngang thường được đặt song song với các đường như: gấu tay, gấu áo, gấu quần. Trong quá trình may cần để vải ở mặt phẳng êm, không kéo vải.

Canh vải thiên: Được quy định cắt chéo 45 độ so với canh ngang và canh dọc. Vì độ cao giãn cao nên canh vải thiên thường được sử dụng để may viền gấu áo hay viền cổ. Tùy thuộc vào độ co giãn của từng loại vải sẽ có cách cắt khác nhau. Nếu tự may đồ bộ mặc ở nhà cần lưu ý đặt cổ áo lên trên và để êm vải. 

Các đường may có thêm vật liệu phụ

Cách may đồ bộ mặc nhà không quá phức tạp, bạn có thể trang trí thêm bằng một số vật liệu như hoa hay viền... Tuy nhiên, nên hạn chế những vật liệu có độ cứng như: dựng, mùng, mex... bởi chúng sẽ tạo cảm giác khá chật chội khi mặc.

Các loại vải thông dụng để may đồ bộ nữ

Vải thun

Trong thế giới thời trang, chất liệu vải là yếu tố quyết định đến 70% giá trị sản phẩm. Trong đó, vải thun (cotton) là lựa chọn của đa số sản phẩm quần áo hiện nay. Với ưu điểm nổi bật như: khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, độ bền cao, mềm mại, phong cách đơn giản, ít nhăn và dễ nhuộm màu nên được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, loại vải này được pha trộn giữa thành phần tự nhiên và hóa học nên cho mức giá thành hợp lý.

Vải Tole

Loại vải được làm từ sợi lanh được ưa chuộng trong những khu vực có thời tiết nắng nóng. Vải được làm từ thành phần thiên nhiên ít nhăn, dễ bảo quản, thoáng mát và chịu ẩm tốt. 

Vải Đũi

Hiểu đơn giản thì đây là một loại lụa tơ tằm được dệt từ sợi lanh và được nhuộm bằng trái mặc nưa. Tên tiếng Anh của loại vải này là Linen với chất liệu mềm mịn, tự nhiên và tạo cảm giác thoải mái khi mặc. 

Vải Phi Lụa

Loại vải có độ co giãn trung bình được sử dụng rộng rãi trong thị trường thời trang. Không chỉ có khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả, loại vải còn được yêu thích bởi khả năng giữ ấm cơ thể tốt trong những ngày se lạnh. Vải thường có độ óng ánh tự nhiên khi được ánh nắng chiếu vào. 

Công thức cắt may đồ bộ cơ bản 

Đồ bộ mặc ở nhà thường đơn giản và không cần may cầu kỳ. Tuy nhiên, người may cần chú ý đo kích thước sao cho vừa vặn để đem đến sự thoải mái khi mặc. 

Cách đo:

- Chiều dài quần: Đo từ ngang eo xuống gót chân (95cm)

- Kích thước vòng eo: Đo vừa sát quanh eo (88cm)

- Vòng mông: Đo từ chỗ nở nhất của mông (70cm)

- Hạ gối: Dùng day cat may do bo đo từ eo xuống ngang đầu gối (55cm)

- Độ rộng gối: Đo quanh vòng gối và tăng thêm độ rộng sao cho thoải mái (38cm)

- Độ rộng ống quần: Tùy thích (20cm)

Bản vẽ chi tiết và công thức may đồ bộ: 

Chuẩn bị: 

- Chọn loại vải yêu thích

- Thước dây, thước gỗ, giấy vẽ, máy may

- Chọn loại chỉ phù hợp với vải 

Thực hiện vẽ: 

- Gấp hai biên vải trùng nhau (chú ý mặt trái của tấm vải hướng ra bên ngoài). Đồng thời, để đầu vải hướng về tay phái, biên vải quay về phía người cắt.

- Dùng bút vẽ đường sát mép biên vải (B1). Tiếp tục từ đường vẽ đo vào 3cm làm đường may (BB1).

- Chừa 2cm làm đường may tính từ biên vải.

- Tiếp tục đo độ dài quần là AB = 95cm từ được B và vẽ đường phấn A

- Vẽ đường A1 cách A là 3cm để làm đường may thun.

- Từ A ta hạ gối 55cm được đường D song song với A. 

Bản vẽ chi tiết:

Nếu vẽ trực tiếp lên vải, ta chừa vào trước 2cm để làm đường may. Sau đó xác định điểm C.

- Từ đường vẽ C ta đo qua mông và có đường CC1 = (M/4+10) - 4 = (88/4 + 10) - 4= 28cm.

-Từ đường C1 vào 3cm ( vào đáy), ta được đường C1C2

Vẽ đường chính trung: 

-Từ đường CC2, chia đôi ta có đường CC3 = C2C3 = 12.5cm

-Từ đường C3 kẻ đường thẳng song song và cách đều đường AB

Vẽ đường ngang eo:

- Ta có đường AA3= CC2 - 2cm

- Từ đường A thụt vào 2cm (có thể không giảm)

- Thực hiện nối A4C, sau đó đánh cong 0.5cm

- Nối đường A3C2 ta được đáy. 

Vẽ ngang gối, ngang ống

- Đường ngang gối DD2 = 38/2=19cm. Tiếp tục vẽ đường DD3 = D3D2

- Đường ngang ống BB2 = 40/2 = 20cm. Vẽ đường BB3 = B3B2 (Bạn có thể tùy chỉnh độ dài ống tùy theo cân nặng)

Vậy là chỉ cần nối các điểm trên hình vẽ, ta đã có được hình một chiếc quần hoàn chỉnh. Công việc của bạn giờ đây chỉ là đo và cắt may theo đúng kích thước mà thôi. 

Tiếp theo đến phần áo. 

- Thực hiện đo từ nếp gấp vào biên khoảng M/4+3+2=88/4+3+2=27cm.

- Tiếp tục vẽ các đường 1, 2,3, 4,5,6 như hình

- Đặt nếp gấp sao cho quay vào trong phía người cắt. Từ đường ai áo, vẽ đường ngang và xác định điểm A1. 

- Đường may lên lai áo sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của người may (bạn có thể tùy chọn lên bao nhiêu).

-Từ đường số 2 đo lên dài áo = AB = 60cm.

- Đường chồm vai = BC = 4cm

- Phần ngang vai = CC1 = 19cm (Tùy vào sát nách hay may dún mà bạn có thể thay đổi kích thước tùy ý)

- Vẽ đường C1C2=3cm (có thể thay đổi tùy vào độ rộng của vai)

- Đường hạ nách = C2D2 = 19cm

- Hạ eo = đường CE = 36cm

- Vào cổ = đường CC3 = 9 - 10cm (có thể tùy chỉnh thao cổ nhỏ hay lớn)

- Hạ cổ = đường CC4 = 4 - 9cm (có thể tùy chỉnh theo độ sâu hay nông)

- Ngang ngực đường DD3 = N/4 = 84/4= 21 cm

- Ngang eo (đường EE1 = DD3 - 1 = 20cm)

- Ngang mông (đường AA2 = M/4 + 3 cử động). Đối với áo ngắn sẽ cử động ít và áo dài cử động nhiều. Thường từ 2 - 4cm. 

Thực hiện vẽ pen áo

Một trong những khâu không thể thiếu trong công thức cắt may đồ bộ chính là phần pen áo. Bạn nên cắt thân sau rồi mới vẽ. Nếu muốn áo mặc ôm hơn mà không may pen, bạn cần trừ thêm EE1 = DD3 - 2

Tiếp theo, từ nếp gấp đôi bạn đo vào khoảng 8,5cm. Tiếp tục kẻ đường thẳng song song với nếp gấp đôi và xác định đường may pen.

Phần thân trước (đối với cổ trái tim)

Lưu ý hai thân áo chỉ khác nhau một vài chi tiết như: nách, hạ cổ, sa vạt, đầu pen. Bạn chỉ cần đặt thân áo lên giấy báo và thực hiện sang dấu lên giấy báo là xong.

Phần vai áo:

- Vai thân sau phải bằng vai thân trước. Thực hiện đo từ vai thân sau xuống 2cm.

Vẽ cổ áo:

- Phần vào cổ phải bằng thân trước

- Hạ cổ: Từ phần đầu vai đo xéo đến mép vải gấp đôi, xéo khoảng 18 - 19cm (Tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng).

Vẽ nách áo:

- Phần nách áo thân trước thường sẽ khoét sâu hơn thân sau.

Vẽ lai áo (mỗi dáng người sẽ có sa vạt nhiều hay ít)

- Người bình thường: Sa vạt 1cm

- Người bụng to hoặc ưỡn ngực: Sa vạt 2cm

- Người lưng gù hay lưng tôm: sa vạt thường nằm ở thân sau từ 1 - 2cm .

- Bạn có thể tùy chỉnh từng mẫu thiết kế khác nhau dựa theo rập này.

Đối với tay áo, bạn có thể vẽ tay dài hay tay ngắn tùy thích. 

Cắt may đồ bộ nữ đơn giản để bạn thỏa sức sáng tạo

Chuẩn bị dụng cụ và tiến hành đo 

Trước hết chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để tiến hành cắt may bao gồm:

- Máy may

- Ghim vải

- Chun

- Phấn may

- Mếch, thước

- Cúc, hoa văn trang trí

- Chỉ may các màu

- Kéo

- Máy vắt sổ

- Sách hướng dẫn

- Vải may: Lựa chọn họa tiết và chất liệu phù hợp với kiểu dáng bạn thiết kế. Đối với đồ bộ mặc ở nhà dành cho nữ, chất liệu vải chủ yếu là cotton, vải lanh, thun co giãn hoặc voan…

Sau khi đã có đầy đủ dụng cụ ta sẽ tiến hành đo để xác định chính xác kích thước cần cắt may ở bộ đồ nữ. Cách đo như sau:

- Đối với áo chiều dài được đo từ chân cổ sau xuống đến mông hoặc có thể ngắn/dài hơn tùy thuộc vào kiểu bộ đồ bạn thiết kế.

- Ngang vai áo được tính từ đầu vai trái sang tới đầu vai phải

- Tay ngắn tính từ đầu vai đến nếp gấp ở giữa cánh tay trong và cánh tay ngoài

- Tay dài tính từ đầu vai đến mắt cá tay.

- Vòng cổ: Đo quanh cổ

- Số đo vòng ngực: Đo quanh ngực + 3-4cm để tránh bị kích khi mặc

- Số đo eo: Từ chân cổ đến eo trên

- Chiết ngực từ chân cổ đến đầu ngực

Hướng dẫn cắt may đồ bộ nữ sát nách

Đối với thân trước dùng thước dây để xác định độ dài áo và số đo hạ eo. Thông thường số đo hạ eo khoảng từ 34-36cm. Ngang cổ lấy 8cm. Ngang vai bằng ½ số đo vai trừ đi 1cm.

Phần hạ ngực tính bằng ¼ số đo vòng ngực cộng thêm từ 1-4cm tùy theo việc bạn muốn mặc bó hay rộng rãi thoải mái.

Số đo ngang eo tính bằng ½ vòng eo trừ đi 1-2cm.

Số đo hạ xuôi vai trước bằng 4cm

Gầm nách = ½ số đo vai - 2cm

Sâu cổ thân trước = 16cm - 19cm (tùy trọng lượng)

Ngang gấu = ¼ số đo vòng mông - 2cm

Đối với thân sau khi tiến hành cắt may, bạn dông vai lên khoảng 1,5cm. 

Ngang ngực thân sau = ¼ vòng ngực - 1cm

Cầu vai thân sau = cầu vai thân trước từ 4-5cm

Ngang gấu thân sau = ¼ vòng ngực - 3cm

Ngang eo = ¼ vòng eo - 2.5cm

Sâu cổ thân sau = 4-5cm

Ký hiệu vải gấp đôi là 2 đường tròn lồng vào nhau

Quần thân trước thiết kế 2 mảnh độ dài bằng với số đo thực tế.

Ngang đũng = ¼ vòng mông - 1cm

Hạ đũng = ¼ vòng mông + 2cm

Ngang gấu = ¼   Số đo đùi 

Chun quần có độ dài = Số đo vòng bụng - 10 cm, bản rộng 2 cm.

Công việc cắt đo đã xong chúng ta sẽ tiến hành cắt vải và may đo theo tuần tự.

Đối với áo thực hiện may 1 bên  thân áo vào với nhau. Tùy theo việc bạn muốn thêm các chi tiết trang trí như bèo, nhún chúng ta sẽ tiến hành theo thiết kế.

Đối với quần chúng ta may phần đũng quần sau đó may 2 phần bên thân quần. Phần chun vào chun với chiều dài 2/3-3/4 rộng bụng.

Hướng dẫn cách may đồ bộ thun dài tại nhà

Dài quần: 95cm

Vòng mông: 88cm

Hạ gối: 55cm

Rộng gối: 38cm

Ống quần: 20cm (Tùy vào việc bạn thích mặc rộng hay bó kích thước ống quần có thể thay đổi).

Để tiến hành cắt may chúng ta gấp 2 biên vải trùng với nhau, sao cho mặt trái của tấm vải hướng ra bên ngoài. Đầu vải hướng về phía tay phải. 

Dùng phấn may vẽ đường sát mép của biên vải là B1. 

- Từ vị trí đường phấn vào 3cm lấy làm đường may BB1 .

- Từ biên vải chừa ra 2cm làm đường may 

- Từ đường B tiến hành đo độ dài quần: AB = 95(cm), dùng phấn vẽ tiếp đường phấn A. 

- Từ đường A đo lên A1 đúng 3cm làm đường may lưng thun quần. 

- Từ đường A hạ gối 55cm sẽ được đường D song song với A.

Sau đó sẽ vẽ chi tiết bộ đồ:

- Chừa 2cm để làm đường may trước rồi xác định điểm C. 

- Từ vị trí đường C đo qua mông CC1 với công thức  (M/4+10)-4=(88/4+10)-4 =28cm. 

- Từ C1 lấy vào 3cm C1C2

- Vẽ đường chính trung:

+ Từ đường CC2 chia đôi sẽ có đường CC3=C2C3= 12.5cm 

+ Từ đường C3 kẻ  đường thẳng song song, cách đều đường AB 

+ Đường ngang eo AA3= CC2-2cm 

+ Từ A giảm vào 2cm. Nối hai điểm A4C, đánh cong 0.5cm. Nối hai điểm A3C2 được đường đáy.

+Ngang gối đường DD2 = 38/2=19cm. Đường DD3=D3D2 

+Ngang ống đường BB2= 40/2=20cm. 

+ Đường BB3=B3B2. 

Nối tất cả các điểm trên lại theo thứ tự đã đánh dấu sẽ được một chiếc quần cơ bản. Sau đó tiến hành cắt theo đường biên vải đã vẽ ngoài cùng,  nhớ chừa từ 1,5cm - 2cm đường C1B2D2 và ACDB . 

Như thế là đã hoàn tất việc còn lại là vắt sổ và tiến hành may.

Xem thêm nhiều chuyên mục hay cây hoa, phần mềm, các thiết bị kỹ thuật, công nghệ. Dịch vụ quay video chuyên nghiệp, quay phim sự kiện, quay video clip, quay phim HD, tất cả các dịch vụ về quay phim...

Diễn Đàn Chia sẻ kiến thức đồ hoạ, phần mềm, ứng dụng, công cụ chỉnh sửa hình ảnh, video, photoshop, proshow producer, corel videostudio, after effect, premiere pro, beauty box video...Xem tại : https://trungdan.com/

Đăng nhận xét