Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Hướng dẫn cách cắt may túi vải một số loại vải may balo túi xách

Cắt may túi vải tote dễ dàng chỉ bằng những thao tác đơn giản cùng các đường may thẳng không đòi hỏi trình độ...

 Cắt may túi vải tote dễ dàng chỉ bằng những thao tác đơn giản cùng các đường may thẳng không đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ năng cao lại có thể thực hiện ngay tại nhà. Túi vải tote tùy chỉnh có thể dễ dàng đem theo như một phụ kiện thời trang cá nhân vui vẻ mà đa công dụng.

Hướng dẫn cách cắt may túi vải một số loại vải may balo túi xách

Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ

1/2 m vải cotton thô cho mặt ngoài.

1/2 m vải cotton thô cho lớp lót mặt trong của túi.

1/2 m mếch loại dày

1m dây cotton làm dây đeo

Kéo cắt vải hoặc dao cắt vải tròn.

Máy may, kim chỉ

Bàn là

Ghim vải

Hướng dẫn cách cắt may túi vải đơn giản

Bước 1: Cắt vải theo các mảnh

Vải cotton ( cho mặt ngoài): cắt thành miếng 02 hình chữ nhật,  kích thước 35 x 45 (cm)/miếng

Tương tự, vải cotton ( cho mặt trong): cắt thành 02 miếng hình chữ nhật,  kích thước 35 x 45 (cm)/miếng

Tiếp theo, mếch vải: cắt thành 02 miếng hình chữ nhật,  kích thước 35 x 45 (cm)/miếng

Cắt dây cotton thành hai đoạn, mỗi đoạn 50 (cm).

Bước 2: Cắt các góc vải

Trên cạnh dài của hình chữ nhật ( tất cả các hình chữ nhật trên, vải mặt trong, mặt ngoài và mếch). Cắt hai góc hình vuông ở hai đầu, mỗi hình kích thước 5x5 cm.

Bước 3: Tiến hành may mặt ngoài của túi

Ghép mếch: Đặt mặt vải trắng có hạt nilon lên mặt trái của miếng vải mặt ngoài. Dùng bàn là qua lại để mếch dính lên miếng vải. Làm lần lượt với cả hai miếng vải mặt ngoài.

May vải: Sau đó đặt hai miếng vải mặt ngoài chồng lên nhau, mặt ngoài áp vào nhau. Dùng ghim ghim hai miếng vải lại với nhau theo đường biên may cách mép 1 cm như hình và may chúng lại mới nhau. (Không may đường biên phía trên và hai đường biên trên phần góc vải hình vuông bị khoét.)

Bước 4: May góc

Mở đáy ra và chập hai cạnh của hình vuông nhỏ lại với nhau, ghim và sau đó may lại như hình vẽ.

Bước 5: May mặt trong của túi

Làm tương tự như mặt ngoài. Ghép hai mặt vải và cố định bằng pin. Lồng hai mặt của túi vào với nhau như hình. Dùng ghim ghi cố định thành túi. Đồng thời đặt dây quai vào giữa hai lớp vải, ghim cố định.

Bước 6: May miệng túi

May thành túi lại với khoảng cách 1cm biên. Chú ý là không may thành vòng tròn khép kín mà để ra khoảng 10 cm để lộn túi sau khi may xong.

Bước 7: Hoàn thành

Nhẹ nhàng lộn phải túi từ lỗ trống 10 cm để chừa. Là sơ qua để làm phẳng túi. May lại một đường vòng quanh miệng túi May một vòng khép kín toàn bộ miệng túi để làm túi chắc chắn hơn và cũng là để cho hai lớp túi cố định với nhau tốt hơn.

Phân biệt một số loại vải may balo túi xách thông dụng

Với nhu cầu sử dụng balo túi xách ngày một cao, các yêu cầu về chất lượng mẫu mã sản phẩm vì thế cũng dần trở nên khó khăn và gắt gao hơn. Thực tế chứng minh bên cạnh mức giá, kiểu dáng, màu sắc thì chất liệu cũng là một trong những yếu tố được khách hàng xem xét và cân nhắc rất nhiều.

Một số loại vải may balo túi xách thông dụng

Vải 100% Nylon: hay còn gọi là Polyester – đây là loại vải thường được sử dụng để gia công balo, túi du lịch, vali kéo, ví cặp, túi xách nữ,...

Vải 100% cotton: hay còn gọi là Canvas hay vải bố – đây là loại vải thường được sử dụng để may túi xách và túi xách quà tặng loại đơn giản, thích hợp trong các trường hợp quà tặng cho khách hàng, sinh viên hoặc túi đựng tài liệu, sách vở,...

Vải không dệt: là loại vải thường được sử dụng để gia công túi xách đơn giản, túi đựng sản phẩm, các loại túi xách balo dạng rút, túi xách quảng cáo, balo quảng cáo, túi giữ nhiệt,...

Vải simili: hay còn được biết đến dưới tên gọi chung là vải giả da, đây là một trong những chất liệu vải may balo túi xách thịnh hành nhất hiện nay, phù hợp  với mọi kiểu dáng từ phức tạp đến đơn giản.

Cách phân biệt một số loại vải may balo túi xách

Cách phân biệt các loại vải may balo túi xách thông dụng tốt nhất chính là bạn phải nắm được các đặc điểm nhận dạng cơ bản và đặc trưng của chúng. Cụ thể như sau:

Vải 100% Nylon (Polyester)

Sợi vải Nylon được sản xuất bởi công ty Du Pont của Mỹ vào năm 1935. Đến năm 1938 thì công ty Du Pont đã có được bằng sáng chế sợi vải Nylon.

Ban đầu vải nylon được sản xuất với mong muốn thay thế cho chất liệu lụa khan hiếm trong chiến tranh thế giới thứ 2. Cũng kể từ khi có mặt trên thị trường thì vải Nylon đã dần được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực khác nhau như sản xuất quần áo, các loại thảm đến đồ cưới.

Đến tháng 9/1940 vải nylon lần đầu tiên được ứng dụng trong may mặc bằng việc sản xuất các đôi tất khiến người tiêu dùng thích thú lựa chọn. Bằng chứng là chỉ sau một năm xuất hiện thì số lượng tất bằng vải nylon được bán ra đã lên đến con số 64 triệu đôi.

Cho đến thời điểm hiện tại, vải nylon đã trở thành chất liệu phổ biến được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Quy trình sản xuất

Nylon được tạo ra khi các monome thích hợp được kết hợp để tạo thành một chuỗi dài thông qua phản ứng polyme hóa ngưng tụ.

Các monome cho nylon 6-6 là axit adipic và hexamethylene diamin. Hai phân tử được kết hợp để tạo ra polymer và nước (H2O) được tạo ra như một sản phẩm phụ.

Nước được lấy ra khỏi quá trình sản xuất vì sự hiện diện liên tục của nó ảnh hưởng đến quá trình tạo ra polymer.

Chuỗi polymer có thể được tạo thành từ hơn 20.000 đơn vị monomer, kết nối với nhau thông qua một nhóm amit, trong đó có chứa một nguyên tử nitơ.

Các phân tử nylon rất linh hoạt chỉ với các lực yếu, chẳng hạn như liên kết hydro, giữa các chuỗi polymer, có xu hướng bị rối một cách ngẫu nhiên. Polyme phải được làm ấm và rút ra để tạo thành các sợi mảnh sau đó dệt thành vải.

Đặc tính

Ưu điểm

Nylon có độ co giãn cao

Đây chính là ưu điểm nổi bật nhất của vải nylon. Loại vải này có khả năng co giãn cực tốt nên các sản phẩm có sử dụng vải nylon dễ khôi phục trạng thái ban đầu khi bị kéo giãn từ đó giúp độ bền luôn được bảo toàn.

Loại bỏ nấm, côn trùng

Với ưu điểm này những sản phẩm được làm từ vải nylon có khả năng loại bỏ hết những mầm bệnh gây hại từ đó giúp cho người dùng an tâm trong việc kháng lại các tác nhân gây hại và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Tính thẩm mỹ tốt

Với bề mặt sáng bóng và nhẵn mịn nên vải nylon đem lại tính thẩm mỹ cao cho các sản phẩm. Đặc biệt chất liệu này cũng đễ định hình thành những sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu khắt khe từ phía người dùng.

Kháng ẩm

Vải nylon không thấm nước nên ngăn chặn tình trạng ẩm mốc, khó chịu dễ dàng từ đó tạo sự thoải mái nhất cho người dùng.

Dễ nhuộm màu

Vải nylon có thể dễ dàng nhuộm các màu khác nhau tạo nên tính thẩm mỹ nổi bật đáp ứng các yêu cầu khó tính của người dùng.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên vải Nylon còn tồn tại rất nhiều nhược điểm như:

Vải nylon không có khả năng phân hủy sinh học chính điều này đã gây hại nghiêm trọng cho môi trường sống xung quanh ta, là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng.

Bên cạnh đó quá trình sản xuất vải nylon sẽ tạo ra các oxit ni tơ – đây là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính.

Vải nylon chống thấm nước chính vì thế nó không có khả năng thấm hút mồ hôi và gây ra tình trạng hầm nóng, khó chịu, tích tụ mồ hôi mỗi khi sử dụng.

Độ co ngót của vải nylon là rất lớn đặc biệt khi tiếp xúc trong môi trường nhiệt cao vì thế rất dễ bị hỏng khi nắng nóng hoặc gần các thiết bị sinh nhiệt lớn.

Ứng dụng

Với những đặc tính ưu Việt kể trên hiện nay vải nylon được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:

Trong ngành công nghiệp dệt

Hiện nay vải nylon được dùng để sản xuất nhiều sản phẩm dệt như đồ bơ, đồ lót, các loại áo choàng, khẩu trang, áo cánh.

Những sản phẩm này mang đầy đủ những đặc tính của vải nylon. Đặc biệt loại vải này thường được dùng để may một lớp chống thấm nước trong các sản phẩm đồ bơi, áo choàng mùa đông ở những vùng khí hậu lạnh giá.

Ứng dụng khác

Ngoài ứng dụng phổ biến trong ngành dệt thì hiện nay vải nylon cũng được sử dụng thường xuyên để tạo ra một số sản phẩm khác như tạo ra các loại dây thừng, lưới đánh cá, dù, các mặt hàng dệt kim đàn hồi hoặc được pha trộn với sợi len để gia tăng độ bền của chất liệu đặc biệt này.

Vệ sinh bảo quản

Để làm sạch vải nylon bạn nên giặt bằng tay thay vì giặt máy.

Khi giặt chất liệu vải này nên dùng loại bột giặt trung tính, dịu nhẹ để tránh chất tẩy rửa làm hỏng chất lượng vải.

Trong quá trình giặt chỉ nên vò nhẹ chứ không được vò mạnh sẽ khiến quần áo bị nhàu nát.

Sau khi giặt các sản phẩm được làm từ vải nylon bạn nên treo sản phẩm nên móc để nó tự khô và chọn nơi thoáng mát để phơi, nên tránh những khu vực có ánh nắng chiếu trực tiếp vì sẽ khiến vải bị co ngót.

Bảo quản vải nylon tại khu vực thoáng mát là một trong những cách hữu ích nhất để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.

Một trong những loại vải may balo túi xách thông dụng có thể kể đầu tiên trong danh sách này chính là vải nilon 100%. Đây là loại chất liệu được dệt từ sợi tổng hợp với thành phần đặc trưng là ethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ.

Đây là loại vải sở hữu rất nhiều ưu thế so với các loại vải sợi truyền thống như không hấp thụ dầu và chẳng hút ẩm. Do vậy, vải 100% nylon thường được đánh giá là có khả năng chống thấm nước tuyệt đối (do bề mặt có cán PU/PVC), chống mảng bám, bụi bẩn và cháy.

Các loại vải 100% nylon thường thấy có thể kể đến là: Polyester 420D PU/PVC, Polyester 600D PU/PVC, Polyester 1680D PU/PVC/EVA, Polyester, Trang Trí PU, Simili PVC/PU.

Vải 100% nylon thường được sử dụng để may balo túi xách chuyên dụng, loại đi du lịch hoặc bóp ví, sản phẩm thời trang khác nhau. Đây là loại vải có nhiều màu sắc và giá thành trung bình, phù hợp với hầu hết các ngân sách.

Vải 100% Cotton

Một loại vải may balo túi xách thông dụng khác có thể kể đến là loại vải 100% cotton. Đây là loại chất liệu khá quen thuộc, thường được biết đến dưới những tên gọi khác là vải bạt, vải bố hoặc canvas.

Giống như tên gọi, đây là loại vải được dệt theo kiểu đan xen nhau từ 100% sợi cotton thành các thớ ngang, có độ thưa khít tùy ý người sản xuất. Có loại vải 100% cotton thường được sử dụng là: cotton canvas sớ to (thưa) và cotton canvas sớ nhỏ (khít).

Vải canvas có độ bền và dày được đánh giá cao máy may công nghiệp , đây là loại vải có có khả năng chống thấm nước ở mức ổn và có giá thành thấp. Do vậy, chất liệu này thường được dùng trong sản xuất các loại túi xách kiểu đơn giản, túi hoặc balo dây rút, hoặc gia công các sản phẩm mang phong cách vintage vì vẻ bề ngoài có chút thô sơ và đơn giản.

Với những thương hiệu thời trang, trang trí hoặc mang phong cách cổ điển, vintage thì vải cavas luôn là một chất liệu vải quen thuộc thường được lựa chọn để gia công các loại balo túi xách quà tặng hoặc sản phẩm quảng cáo thương hiệu ấn tượng.

Cây bông đã xuất hiện từ lâu đời và có thể làm ra được rất nhiều thứ, đặc biệt là dệt thành vải để tạo ra các bộ quần áo chúng ta mặc hàng ngày.

Vải 100 cotton cũng là loại vải xuất hiện từ đó. Vải được làm từ 100% sợi bông hay còn gọi là cotton mà không pha thêm bất kì thành phần nào khác.

Qua quá trình gặt hái, xử lý, làm sạch và dệt thành những tấm vải, vải 100 cotton hoàn toàn là chất vải tự nhiên mang đến sự an toàn, thoáng mát đến không ngờ.

Vải cotton 100 là chất vải cao cấp, các trang phục được làm từ vải 100 cotton có giá trị rất cao và thông thường được những người sử dụng có thu nhập cao lựa chọn.

Đặc điểm của vải 100 cotton:

Thoáng mát

Thấm hút mồ hôi tốt

Độ bền cao

An toàn với mọi làn da, kể cả da nhạy cảm nhất

Dễ nhuộm màu

Thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt là đặc điểm hay tính năng ưu việt của loại vải này, cotton 100 được làm từ bông hoàn toàn nên có khả năng thấm hút cao, hút nước, hút hơi ẩm cực tốt. Chính vì thế, đây là loại vải được lựa chọn để mang lại sự thông thoáng, khô ráo khi mặc.

Ngoài ra, vải 100 cotton có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên nên rất an toàn với da, không gây kích ứng hay dị ứng da. Do đó, vải không chỉ sử dụng trong thời trang người lớn mà còn được sử dụng hàng đầu trong thời trang trẻ em.

Đặc biệt, bông có đặc tính thấm hút nên cũng rất dễ dàng để nhuộm màu. Chính điều này, các nhà thiết kế và sản xuất rất thích để có thể tạo ra nhiều kiểu, nhiều mẫu mã cotton đẹp, đa dạng.

Tuy nhiên, bởi đây là chất liệu hoàn toàn được làm từ 100% cotton nên mình vải có độ cứng, không được mềm mại và phù hợp nhất để sử dụng chon am. Đối với nữ giới, nhà sản xuất thường pha thêm ít tỷ lệ spandex để mang lại sự mềm mại, quyến rũ.

Vải 100 cotton là chất vải được sử dụng khá rộng rãi và được ưa chuộng. Do đó, đây vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm. Ưu điểm ở đây là có lượng tiêu thụ nhiều, nhược điểm là chính điều này trở thành mối đe dọa khi xuất hiện nhiều hàng nhái đánh lừa khách hàng cả tin.

Nhận biết sự yêu thích của khách hàng, rất nhiều người không kể mọi thủ đoạn, mọi cách để bán hàng nhái vải cotton 100 để kiếm lợi nhuận.

Hàng nhái sẽ không đảm bảo chất lượng và không có được những đặc tính mà vải cotton 100 chính hãng mang lại.

Ngoài ra, vải cotton cũng có rất nhiều loại, ngoài vải 100 cotton còn xuất hiện các loại vải khác, do đó bạn cũng rất dễ nhầm lẫn giữa cá loại vải này. Chúng đều là vải cotton và chỉ khác nhau về tỷ lệ % cotton trong từng loại vải nên sẽ hơi khó để phân biệt.

Vải Không Dệt

Trong những năm gần đây, vải không dệt đang được xem là một trong những chất liệu thân thiện với môi trường, có khả năng dễ phân hủy trong đất và dễ đốt cháy.

Vải không dệt là loại vải được tạo ra từ 100% Polypropylen (các hạt nhựa tổng hợp công với một số thành phần tái chế khác) dạng sợi liên kết với nhau qua 2 hình thức chính, là: dung môi hóa chất hoặc nhiệt cơ khí.

Ưu điểm của loại vải không dệt có rất nhiều, có thể kể đến một vài loại như: mỏng xốp, mềm mại, thấm hút nhanh, thoáng khí, đàn hồi và bền chắc. Đặc biệt, chất liệu này được chứng nhận là không gây dị ứng cho con người.

Ngoài các ứng dụng để gia công túi xách, balo hàng tiêu dùng, thời trang, vải không dệt còn được sử dung để làm khăn ướt, rèm, tả lót, mặt nạ, màng lọc chế biến dùng trong công nghệ chế biến thực phẩm,...

Vải không dệt (Non – woven fabric) được đặt tên dựa theo quy trình sản xuất đặc biệt của chúng. Loại vải này không được tạo ra bằng phương pháp dệt thoi hay dệt kim thông thường mà được tổng hợp từ các hạt Polypropylene (nhựa tổng hợp). Các hạt này được nung nóng chảy dưới nhiệt độ cao và kéo thành sợi. Tùy vào mục đích sử dụng nhà sản xuất có thêm một số thành phần khác để phù hợp với sản phẩm. Những sợi tổng hợp sau đó được đem đi đục màng, sử dụng dung môi hóa chất hoặc các máy cơ khí nhiệt học để liên kết lại với nhau tạo thành những tấm vải nhẹ và xốp.

Nguồn gốc vải không dệt

Có nhiều tài liệu ghi chép về nguồn gốc của vải không dệt.

Theo một số nhà nghiên cứu, việc di chuyển liên tục trong thời gian dài trên sa mạc khiến những người lữ hành gặp nhiều khó khăn. Để tránh làm tổn thương bàn chân, họ đã dùng các búi len đặt lên dép. Sau đó, nhờ áp lực của bàn chân, độ ẩm và nhiệt độ không khí, các búi len đó trở thành một chất liệu mềm, nhẹ và xốp hay là tiền thân của loại vải không dệt hiện nay.

Còn tại Châu Âu thế kỷ XIX, người kỹ sư may Garnett được coi là “cha đẻ” của loại vải không dệt khi ông phát hiện ra công dụng tuyệt vời của chất xơ trong quá trình sản xuất. Khi đó nước Anh là một trong những nước dẫn đầu trong ngành công nghiệp dệt may, nhận thấy một lượng lớn chất xơ bị bỏ đi lãng phí trong khi cắt, Garnett đã nghiên cứu và chế tạo ra thiết bị có thể cắt xơ thừa thành sợi dùng làm ruột gối. Một thời gian sau ông phát triển phương pháp của mình bằng cách gắn chúng lại với nhau bằng keo dán. 

Quy trình sản xuất vải không dệt

Nguyên liệu để sản xuất vải không dệt bao gồm xơ cho công nghiệp giấy, xơ cho công nghiệp dệt, filament (một dạng sợi polyester cơ bản). Những nguyên liệu này sau đó được đưa vào sản xuất thông qua 4 bước sau để tạo thành thành phẩm hoàn chỉnh.

Bước 1: Tạo màng

Màng vải không dệt được tạo ra bằng phương pháp ướt hoặc khí, dùng máy chải để tạo màng, và các phương pháp như SB, MB, kéo màng tốc độ cao,…

Bước 2: Xếp màng xơ

Tiếp theo, các sợi tổng hợp được xếp lớp ngang, kéo dãn trên máy sau đó được trộn và uốn thành các màng xơ.

Bước 3: Liên kết màng xơ

Sau đó các màng xơ được liên kết lại với nhau bằng các như xuyên kim, làm rối thủy lực, hóa học, dùng sóng siêu âm, cán lá, kết dính nhiệt…Mỗi phương pháp liên kết sẽ mang lại cho sản phẩm đặc tính khác nhau, vì vậy tùy mục đích sử dụng mà nhà sản xuất có thể cân nhắc lựa chọn.

Bước 4: Xử lý hoàn tất

Vải không dệt được hoàn tất bằng cách tráng phủ và đốt lên bề mặt vải sau đó được in và dát mỏng theo yêu cầu của người tiêu dùng.

Đặc điểm của vải không dệt

Ưu điểm của vải không dệt

Độ bền cao chịu lực tốt

Vải không dệt có độ đàn hồi cao và khả năng chịu lực tốt nhờ các đặc tính của hạt nhựa tổng hợp.Trọng tải của một chiếc túi vải không dệt có dao động từ 3 – 10kg, vì vậy người sử dụng có thể linh hoạt trong mục đích cũng như hoàn cảnh sử dụng vải.

Thân thiện với môi trường

Một trong lý do làm vải không dệt ngày càng được ưa chuộng là khả năng tự phân hủy của chúng. Sau khi chôn xuống môi trường đất tự nhiên thì quá trình phân hủy diễn ra với vải không dệt, vì vậy chất liệu này không gây ra ô nhiễm môi trường hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.

Quá trình phân hủy của vải không dệt diễn ra như sau: trong 2 năm đầu, 60% trọng lượng sản phẩm làm từ chất liệu này được phân hủy và dần biến mất dần trong khoảng 5- 7 năm. Do đó, các nhà môi trường đang dần khuyến khích người tiêu dùng sử dụng vải không dệt nhiều hơn nhờ đặc điểm nổi bật này.

Giá thành thấp

Giá thành là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Việc sử dụng vải không dệt trong doanh nghiệp sẽ đóng góp một phần to lớn làm giảm chi phí sản xuất và đóng gói. Nhờ vậy, người tiêu dùng có được mức giá phải chăng khi mua hàng. Tuy chênh lệch về mức giá, nhưng chất lượng của vải không dệt không hề thua kém các chất liệu khác có cùng mục đích sử dụng như giấy, vải dệt hay vải bạt.

Màu sắc đồng bộ

Hạt Polypropylene là chất tạo nên vải không dệt, vì vậy việc nhuộm hay dệt vải trong quá trình sản xuất đều được lược bỏ. Thay vào đó, nhà sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh màu sắc phù hợp với thị yếu. Đây là một tính năng ưu việt của loại vải này, người tiêu dùng sẽ không còn phải lo lắng về các vấn đề về màu sắc sản phẩm nữa mà có thể thỏa mái sử dụng, bảo quản sản phẩm trong thời gian dài.

Một trong những phương pháp để kiểm tra màu sắc của sản phẩm là đặt chất liệu đó dưới ánh sáng và quan sát. Nếu loại vải bạn sử dụng phân bố màu không đều, chỗ đậm, chỗ nhạt có thể gây giảm chất lượng sản phẩm.

In ấn dễ dàng

Vải không dệt cho phép thực hiện các phương pháp in ấn trên trên bề mặt với khả năng hiển thị thông tin và hình ảnh rõ nét. Nhờ đó, túi vải không dệt dần trở nên phổ biến trong ngành bán lẻ khắp thế giới. Nhà sản xuất có thể in địa chỉ, logo của mình lên bề mặt vải và biến chúng thành phương tiện quảng cáo hiệu quả.Tuy nhiên, việc in ấn trên vải không dệt cũng đòi hỏi một số kỹ thuật nhất định như kỹ năng xử lý chất liệu để đảm bảo độ phân bố màu sắc, tạo hình ảnh thu hút và bắt mắt.

Nhược điểm của vải không dệt

Do khả năng thấm hút tốt và phân hủy trong môi trường tự nhiên nên vải không dệt không thể bảo quản trong thời gian dài, đặc biệt khi gặp môi trường nước vải sẽ trở nên kém bền và dễ bị biến đổi. Vì vậy người tiêu dùng nên cân nhắc mục đích sử dụng của mình để lựa chọn chất liệu phù hợp.

Ứng dụng của vải không dệt

Nhờ những đặc điểm nổi bật nên ứng dụng của vải không dệt ngày càng phổ biến

Trong nông nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp, vải không dệt được dùng để ngăn côn trùng, giúp bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh hại, giữ ẩm giúp hạt nảy mầm nhanh hơn,... Vì sản phẩm rất nhẹ nên dễ dàng sử dụng trong quá trình canh tác mà không mất thời gian và công sức.

Trong y tế 

Trong lĩnh vực y tế, vải không dệt được ưu tiên sử dụng với số lượng lớn. Trong các sản phẩm may mặc sử dụng sợi vải này trong bệnh viện là áo phẫu thuật, áo cách ly dành cho bác sĩ. Hay phổ biến hơn chính là khẩu trang chúng ta sử dụng hằng ngày.

Các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với da người cần độ an toàn cao đồng thời dễ phân hủy sau khi sử dụng. Đáp ứng được những yêu cầu này, vải không dệt đang dần khẳng định vai trò và tầm quan trọng của mình trong đời sống.

Trong lĩnh vực may mặc

Với đặc tính dẻo dai và khả năng in ấn tốt nên túi vải không dệt ngày càng được ưu ái trong lĩnh vực may mặc với sản phẩm, phổ biến nhất là túi vải không dệt. Túi vải không dệt được sử dụng như túi quà tặng, túi quảng cáo cho công ty, sự kiện. Tùy vào mục đích kinh doanh mà nhà sản xuất có thể tạo ra chiếc túi phù hợp với doanh nghiệp về kích thước, màu sắc và thông tin in trên túi. Bên cạnh đó vải không dệt cũng được sử dụng trong trang phục như các miếng lót quần áo, trang phục biểu diễn, đế giày và lót giày.

Lĩnh vực bảo hộ lao động

Giống như trong lĩnh vực ý tế, việc bảo hộ lao động đề cao tính an toàn và nhanh chóng  Vải không dệt là chất liệu chính tạo ra các thiết bị bảo hộ lao động quần áo, găng tay, mặt nạ chống khói chống bụi hay giày bảo hộ.

Lĩnh vực hàng không

Vải không dệt được sử dụng trong ngành hàng không như đồ nội thất máy bay, đồ dùng một lần cho khách nhờ đặc điểm khó cháy, nhẹ và tiện dụng. Nhờ các đặc điểm nổi bật mà vải không dệt ngày càng được ứng dụng cao trong đời sống.

Vải Simili

Và loại vải may túi xách thông dụng được nhắc đến cuối cùng trong bài này chính là vải simili – hay còn được biết đến dưới cái tên “vải giả da” hay faux leather, pleather. Và mặc dù có rất nhiều ưu điểm song nhìn chung vải giả da vẫn có tuổi thọ thấp hơn da thuộc rất nhiều lần.

Simili là loại vải được tạo ra từ nhựa PVC có mùi và độ bóng đặc trưng. Đây là loại vải giả da được xử lý chất liệu khá cầu kỳ: từ một tấm vải lót dệt kim bằng sợi polyester, người ta sẽ nhuộm thêm từ 1 – 2 lớp nhựa PVC để tạo sự liên kết. Tiếp đó là công đoạn dập vân, tạo hình và xử lý bề mặt.

Simili có rất nhiều màu, phổ biến nhất là loại simili màu đen, nâu bò, nâu đậm (cà phê) và trắng. Simili có hai loại là simili giá rẻ và simili cao cấp (hay còn gọi là da PU).

Đặc tính của simili giá rẻ là bề mặt khá cứng, khó lau chùi, không thấm nước nên thường được sử dụng để may balo túi xách giá rẻ, có thể phân biệt dễ dàng với da thật.

Đặc tính của simili cao cấp da PU là mềm dẻo, có độ đàn hồi gần như da thật nhưng giãn hơn (gần với thun), đồng thời dễ lau chùi, chịu nước ổn, độ bền cao hơn simili thường. Hiểu một cách đơn giản thì da PU là loại simili thường được phủ thêm một lớp nhựa PU (Polyurethane) dẻo trên bề mặt. Đây là loại vải thường được sử dụng để sản xuất balo túi xách giày dép, sản phẩm thời trang với mẫu mã bắt mắt thời thượng nhưng giá cả thấp hơn da thật.

Tham khảo thêm các chủ đề hấp dẫn như seo, kỹ thuật seo, dịch vụ quay phim, kỹ thuật chụp ảnh, quay phim, dịch vụ video,...Tại website: https://seotukhoa.com.vn/

Đăng nhận xét