Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Máy cắt vải công nghiệp đem lại những lợi ích gì?

Máy cắt vải công nghiệp chính là tên gọi chung của những loại máy được sử dụng để cắt cùng lúc...

 Máy cắt vải công nghiệp chính là tên gọi chung của những loại máy được sử dụng để cắt cùng lúc một hay nhiều lớp vải. Nó thay thế hoàn toàn cho việc cắt thủ công. Máy cắt vải hiện đã không còn là công cụ quá xa lạ trong ngành may. 

Máy cắt vải công nghiệp đem lại những lợi ích gì?

Hầu hết những doanh nghiệp may mặc lớn nhỏ 2020 đều có ít nhất là một chiếc máy cắt vải công nghiệp phù hợp nhu cầu sản xuất. 

Phân loại máy cắt vải công nghiệp

Hiện nay máy cắt vải công nghiệp được chia thành 2 loại. Đó chính là máy cắt vải tự động và bán tự động. Cụ thể:

Máy cắt vải công nghiệp tự động

Đây là những loại máy móc gần như hoạt động tự động, chúng ta chỉ việc đưa những bản thiết kế vào trong máy. Sau đó máy sẽ tự động cắt vải cho chúng ta theo bản thiết kế có sẵn. Các loại máy cắt vải tự động thường hoạt động rất tốt. Thế nhưng giá thành của chúng lại khá cao. 

Ở nhóm này có rất nhiều loại máy cắt vải khác nhau, chẳng hạn như:

Máy cắt vải Laser 

Máy cắt vải Laser là loại máy cắt tự động được sản xuất hoàn toàn bởi công nghệ Laser. Có thể nói đây là phương pháp tiên tiến bậc nhất hiện nay. Nó hoạt động bằng tia Laser nên cho đường cắt đẹp, mịn và mềm. Không những thế nó hoàn toàn tự động nên không hề gây nguy hiểm gì đến người vận hành và tấm vải…..

Máy cắt vải bằng tia nước

Loại máy cắt vải công nghiệp này là công cụ có khả năng cắt vải phẳng cách cách dùng tia nước với áp suất cao. Một tia nước mịn sẽ được đưa qua vòi phun với tốc độ cao để cắt các lớp vải. Và áp lực của nước lên tới 60.000 pounds mỗi inch. Ngoài ra đầu phun áp lực cao và hoạt động như công cụ rắn khi gặp các vật liệu cần cắt, xé những sợi vải khi va chạm.

Máy cắt vải bằng sóng siêu âm

Sản phẩm máy cắt vải công nghiệp bằng sóng siêu âm là một thiết bị hiện đại đem lại cho ngành sản xuất may mặc nhiều lợi ích nổi bật. So với những loại máy cắt vải thông thường, loại máy này đem lại những ưu việt sau:

Năng suất cao hơn trong sản xuất.

Do hoạt động tự động cho nên chỉ cần người để điều khiển, sắp xếp các công đoạn thành phẩm, giám sát,… là được. Chính vì thế máy cắt sóng siêu âm còn giúp bạn tiết kiệm được nhân công hơn.

Nhờ được tích hợp bởi hệ điều khiển hiện đại nên loại máy cắt này cho độ chính xác cao hơn, giúp giảm được tỷ lệ phế phẩm.

So với máy cắt vải công nghiệp khác, loại máy này hoạt động êm ái hơn, hầu như nó không gây ồn nhiều. Bởi sóng siêu âm chính là loại sóng chúng ta không thể nào nghe thấy được.

Máy cắt vải bán tự động 

Đây là loại máy cắt vải công nghiệp được khá nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ yêu thích và chọn lựa. Bởi nó có giá thành rẻ. Nó được chia thành  4 loại chính:

Máy cắt vải cầm tay 

Là loại máy cắt vải có kích thước nhỏ gọn, vừa với tay của người dùng. Loại máy này có thể cắt được nhiều loại vải. Thậm chí bạn cũng có thể cắt được cùng lúc nhiều lớp vải. Nhưng để hoạt động máy cần có bàn tay khéo léo của người thợ, cho nên nó chỉ là bán thủ công.

Máy cắt vải đứng 

Máy cắt vải đứng này có thiết kế cố định với công suất lớn khoảng 1000W. Nó thích hợp cho những xí nghiệp, xưởng may mặc vừa cỡ trung bình.Máy có khả năng cùng lúc cắt được nhiều lớp vải và nó cũng rất được ưa chuộng tại Việt Nam.

Máy cắt vải mẫu

Đây là một trong những loại máy chuyên dùng để cắt ra các mẫu vải răng cưa hay tròn để tạo thành hoa văn cho quần áo. 

Máy cắt vải công nghiệp đem lại những lợi ích gì?

Đẩy nhanh quá trình cắt vải

Lợi ích đầu tiên chúng ta phải kể tới là nó giúp đẩy nhanh quá trình cắt vải. Như trước đây các tấm vải được cách thủ công khiến cho sản lượng không đạt hiệu quả cao. Nhưng với máy cắt vải công nghiệp thì việc này lại trở nên dễ dàng hơn.

Chúng có thể cắt được nhiều loại vải cũng như nhiều tấm vải cùng lúc. Các đường cắt sẽ có độ chính xác tuyệt đối. Tất nhiên đường cắt cũng sẽ mịn hơn giúp nâng cao được chất lượng của sản phẩm. Và từ đó việc may mặc cũng được đẩy nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Tiết kiệm nguồn nhân lực cùng với thời gian gia công

Khi sử dụng máy cắt vải, việc cắt vải cũng đã trở nên thuận tiện hơn. Và không cần tới nhiều người như trước nữa. Chỉ cần có người vận hành là đã có thể cho ra được tất vải theo ý muốn. điều này giúp tiết kiệm nhân lực hiệu quả. Hơn nữa nhờ việc có thể cắt được cùng lúc nhiều tấm vải, thời gian cắt cũng đã được rút ngắn lại.

Tăng độ chính xác cũng như chất lượng của sản phẩm

Mỗi sản phẩm đều có size khác nhau. Vậy nên việc cắt chúng cần có sự chính xác tuyệt đối. Máy cắt vải công nghiệp sẽ giúp độ chính xác được tăng lên, các đường cắt có sự mịn màng hơn. Từ đó đã nâng cao được chất lượng của sản phẩm.

Với những lợi ích kể trên, máy cắt vải công nghiệp thực sự là sản phẩm tuyệt vời. Không những giúp cho công ty tăng hiệu quả mà còn giúp người lao động có thể cắt vải một cách dễ dàng hơn.

Cách chọn loại máy cắt vải công nghiệp phù hợp

Dựa vào công suất của máy cắt vải

Nếu như cắt những loại vải dày như vải nỉ hay vải dùng để làm salon, bạn nên chọn dòng máy cắt có công suất khoảng từ 250W – 350W.

Còn nếu bạn có nhu cầu cắt các loại vải mỏng như vải thun, vải ren, hay vải cotton thì loại máy cắt có công suất khoảng 100W là thích hợp.

Số lượng cắt vải 1 lần

Đây cũng là điều rất quan trọng, bởi số lượng vải chúng ta cắt một lần có thể định hình được khoảng 80% chiếc máy cần mua rồi.

Với những ai cần cắt số lượng ít khoảng trên dưới 10 – 15 lớp vải thì nên dùng dòng máy cắt vải cầm tay là hợp lý. Còn những loại máy cắt vải tự động có công suất lớn từ 550W – 1000W có thể đáp ứng được cho nhu cầu cắt 100-300 lớp vải.

Tần suất sử dụng máy cắt vải 

Khi sử dụng bất kỳ một dòng máy công nghiệp nào thì bạn cần quan tâm tới tuổi thọ của nó. Tuy nhiên máy bền là do người, vậy nên thay vì đổ lỗi cho máy kém chất lượng thì bạn nên dùng nó một cách hợp lý để có hiệu suất cao nhất.

Việc dùng máy cầm tay có tần suất tối đa khoảng 4 tiếng trong một ngày sẽ khiến cho máy có tuổi thọ lâu hơn. Còn với loại máy đứng lớn thì có thể đáp ứng tối đa cho xí nghiệp của bạn. Tần suất sử dụng của nó tầm từ 8-10 tiếng/ngày làm việc

Hướng dẫn cách sử dụng máy cắt vải công nghiệp

Đối với loại máy cắt vải tự động thì chúng ta chỉ cần cho bản vẽ vào máy. Sau đó máy sẽ tự động cắt chính xác theo mẫu có sẵn. Còn đối với máy cắt vải tay, cách sử dụng như sau:

Tay phải cầm vào cán điều khiển của máy cắt có màu đen. Tay trái là tay cầm cần đẩy, bạn cần cầm làm sao cho càng thả lỏng càng tốt. Như vậy thì máy cắt mới cho ra được đường cong mịn, không gồ ghề.

Cần bóp rồi nhả cần chân vịt ngay ở bên cạnh cần điều khiển. Ngoài ra trước khi đưa máy cắt vào bàn vải, bạn hãy dùng ngón trỏ để bóp cần chân vịt sau đó dùng tay trái kéo chân vịt lên. Tiếp đến khi bạn đưa máy cắt cùng dao cắt tiếp xúc cùng mặt vải hãy bóp cần điều khiển của chân vịt để chân vịt nhả xuống. Khi cắt những chỗ quẹo hay đường cong cần cua thì bạn vừa điều khiển máy cắt vải, vừa dùng ngón trỏ để bóp cần điều khiển chân vịt. Điều này sẽ làm cho lực đè của chân vịt lên mặt trải vải nhỏ nhất. Khi đó vải sẽ không bị dồn, làm hư sản phẩm.

Để duy trì độ sắc bén cho lưỡi rao, bạn hãy nhấn công tắc màu dao tự động xuống. Lúc này lưỡi dao sẽ được tự động mài và nó có thể cắt được nhiều lớp vải mỏng, dày tùy mặt hàng.

Lưu ý: Với vải chính, bạn có thể dùng dao cắt mới, nhưng với vải lót nên dùng dao cắt đã cắt 3-4 bàn vải. Ngoài ra bạn nên cắt vải trên mặt phẳng để đường cắt đẹp hơn.

Một số lưu ý đặc biệt khi sử dụng máy cắt vải công nghiệp

Cũng giống như với việc chạy xe cần phải thay nhớt và đổ xăng. Đối với máy cắt vải công nghiệp cũng vậy. Bạn cần phải châm nhớt cho nó, thường xuyên vệ sinh và bảo trì định kỳ. Điều này sẽ giúp cho chiếc máy cắt vải của bạn được hoạt động ổn định nhất và có độ bền lâu hơn.

Ngoài ra bạn cũng nên chăm chỉ dùng chế độ mài dao tự động đã được tích hợp trên máy. Điều này sẽ khiến cho lưỡi dao trên mát được sắc bén hơn. Từ đó năng suất làm việc của máy sẽ tốt hơn, giúp cải thiện đáng kể được chất lượng thành phẩm.

Vải may ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền của đầm, váy

Một chiếc váy được đánh giá đạt tiêu chuẩn không những đẹp về hình thức. Nó còn phải có độ bền tốt, bảo đảm sau thời gian dùng thì váy, đầm không bị co giãn, bay màu quá nhiều.

Để có được điều này thì bạn cần phải chọn được loại vải may đầm tốt. Bởi nếu dùng chất vải kém, váy, đầm sẽ nhanh chóng bị bai giãn, phai màu và mất form chỉ sau thời gian ngắn khi sử dụng.

Vải may đầm ảnh hưởng tới hình in/thêu 

Công nghệ hiện đang có những phát triển vượt bậc. Trong đó công nghệ in thêu trong may mặc cũng đã được nâng cao hơn trước. Điều này đã tạo ra sự độc đáo, đa dạng trong công đồng váy, đầm. Không những vậy nó còn cho phép chị em dễ dàng sáng tạo ra được hình in ấn tượng, bắt mắt.

Bạn có thể sở hữu mẫu váy công sở với thiết kế logo đặc trưng của công ty. Hoặc mẫu váy với họa tiết hoa văn lạ mắt... Nhưng để thực hiện được điều này, bạn cần chọn loại vải may đầm tốt. Bởi dù công nghệ in thêu có hiện đại đến mấy mà chất liệu vải kém thì cũng khó có thể cho ra hình in đẹp. 

Ảnh hưởng đến giá thành của váy, đầm

Thị trường vải may hiện nay rất đa dạng với nhiều loại vải khác nhau. Mỗi loại vải đều có điểm mạnh cũng như hạn chế riêng. Không những thế giá thành của chúng cũng khác nhau. Cho nên, bạn cần căn cứ vào kinh tế của mình để chọn một loại vải may đầm phù hợp.

Các loại vải may đầm, váy đẹp, phổ biến nhất hiện nay

Như đã nói vải may đầm đẹp một vai trò quan trọng để tạo ra được chiếc váy đẹp. Nếu bạn vẫn đang còn phân vân không biết nên chọn lựa loại vải may váy đầm nào phù hợp với mình.

Vải may đầm suông

Chất liệu vải là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định tới việc mặc đầm nhiều hay ít. Có thể với các bạn gái đã có kinh nghiệm may vá dày dặn. Việc chọn lựa vải may đầm suông là khá dễ dàng.

Đầm suông không những đem tới cho người mặc sự thoải mái trong ngày hè oi bức. Mà nó còn là một trong những style được rất nhiều cô nàng chọn lựa trong năm 2020. Bởi nó khéo léo che đi được khuyết điểm trên cơ thể với body không mấy thon gọn của mình. Những mẫu đầm suông đơn giản nhưng lại tôn lên được vẻ thời trang sành điệu cũng như nét mặn mà, đằm thắm của các cô nàng.

Vải ren may đầm suông sang trọng, quyến rũ

Ren là một trong những loại vải may đầm suông được nhiều cô nàng ưa thích nhất hiện nay. Chất liệu vải này đem tới cho chúng ta những loại đầm sang trọng, quyến rũ nhưng vẫn nữ tính, trẻ trung. Có thể nói loại vải may đầm suông này được coi là bảo bối của phái đẹp hiện nay. Nó không những phù hợp với thời tiết mùa hè mà nàng còn có thể mặc váy ren quanh năm.

Vải voan mềm mại, bay bổng

Voan là một loại vải thường được chọn lựa để may những loại váy suông mùa hè. Đây là loại vải may áo dài loại vải may đầm vừa mềm mại, bay bổng nhưng có nhiều mẫu mã, hoa văn. Dường như chất liệu này được tạo ra để may váy. Cũng như ren, thường khi máy váy voan, bạn cũng nên thêm một lớp lót ở trong. Để đảm bảo không bị hở các phần nhạy cảm. 

Mặt khác, chất liệu voan khá mềm mại, nó tạo độ bồng xòe rất tốt. Cho nên chúng ta thường khó có thể tại được những kiểu đầm phức tạp. Vì thế nếu như muốn may chiếc đầm, váy kiểu cách, cầu kỳ nên cân nhắc trước khi dùng chất liệu vải voan nàng nhé.

Vải thun mát mẻ, thoải mái

Thun cũng là một trong những loại vải may đầm suông khá được ưa chuộng trong năm 2020. Nếu nàng muốn sở hữu chiếc đầm thoải mái, mát mẻ cho ngày hè oi bức. Có lẽ nàng không nên bỏ qua vải thun. Với chất liệu này bạn có thể dễ dàng tạo được mọi kiểu dáng, từ đơn giản tới phức tạp, từ dáng váy suông hay bó đều có thể yên tâm khi chọn lựa chất vải này.

Vải tơ mỏng nhẹ, mềm mại

Bên cạnh 3 loại vải may đầm trên, tơ cũng là chọn lựa nàng không nên bỏ qua. Tơ là loại vải mỏng, nhẹ, mềm mại. Nó chính là chất liệu tuyệt vời để tạo ra bộ váy suông có thân nhúng bồng bềnh. Giúp đem tới cho chị em vẻ đẹp duyên dáng, quyến rũ.

Vải may đầm xòe 

Đầm xòe là một kiểu đầm có thân dưới tính từ eo đổ xuống được may xòe ra. Tùy ý tưởng may, nhu cầu cùng xu hướng thời trang có thể may theo kiểu xòe tròn, xếp ly xòe hoặc là xòe xéo... Mẫu đầm xòe kiểu ngắn hoặc dài cũng như độ xòe khác nhau. Đặc biệt tất cả mọi dáng người đều có thể mặc được kiểu đầm xòe. Bởi nó có thể che được khuyết điểm cực tốt.

Nhưng để cho chiếc đầm xòe có thể lên form dáng đẹp, xòe tự nhiên hơn khi mặc, bạn cần biết được cách chọn lựa vải may. Bởi trong những kiểu váy hiện nay thì đầm xòe dường như là khó may nhất. Dù là những thợ may có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề cao đôi khi cũng bị thất bại.

Thường loại vải nào cũng đều có thể may được đầm xòe. Nhưng mỗi loại vải may đầm xòe sẽ có độ xòe khác nhau. Nếu bạn muốn may đầm xòe đẹp nhất nên chọn vải gấm, vải Cotton hay vải Tafta,...

Vải may đầm công sở, dạ hội

Chất liệu vải may váy công sở, dạ hội là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, để có thể tạo ra một chiếc váy quý phái, tinh tế. Mỗi một loại vải sẽ có kiểu may khác nhau, nó phù hợp với từng đường nét. Khi kiểu thiết kế phù hợp mới phát huy được hết các tác dụng của chiếc váy.

Những loại vải thường được dùng để các mẫu đầm công sở, dạ hội được nhiều chị em yêu thích là vải voan, vải nhung, vải Chiffon, vải Satin.

Vải may váy, đầm dự tiệc

Đầm dự tiệc luôn là điều chị em phụ nữ quan tâm hàng đầu hiện nay. Bởi lẽ đi chơi chỉ cần sự thoải mái nhưng đi dự tiệc cũng như đi làm đều cần tới sự sang trọng, chỉnh chu. Cho nên ngoài việc chọn lựa kiểu dáng của chiếc đầm dự tiệc, thì vải may đầm cũng là điều quan trọng bạn cần lưu ý.

Bởi nó góp phần tôn được giá trị của nàng trong buổi tiệc. Vậy loại vải may đầm nào phù hợp cho những kiểu váy dự tiệc? Cotton, vải lụa, vải ren, vải gấm và vải phi,... là chọn lựa phù hợp giúp tôn được vẻ đẹp quyến rũ, sang trọng của bạn trong buổi tiệc.

Vải may váy, đầm ôm

Loại vải thường được dùng để may váy, đầm body thường đảm bảo độ mềm mại, co giãn nhẹ hoặc nhiều như thun mềm hay thun dày. Chất vải may đầm này có khả năng ôm rất nữ tính. Nó giúp tôn lên được đường nét quyến rũ, gợi cảm của phái đẹp.

Loại vải sử dụng để may đầm ôm body thường được từ những chất liệu mềm mại, co giãn nhiều hoặc co giãn nhẹ như thun mềm hoặc thun dày để tạo Đầm dáng ôm rất nữ tính, làm tôn lên những đường nét.

Bên cạnh đó nhiều người vẫn thường chọn những loại vải khác để may đầm body như Cotton, ren... Những loại vải này tạo nên mẫu đầm ôm gợi cảm, quyến rũ. Không chỉ trong các buổi tiệc, nàng còn có thể mặc nó để đi chơi, hẹn hò với người ấy...

Tuy nhiên có lưu ý nhỏ là nếu như bạn dùng vải ren để may đầm body thì hãy chọn lựa loại vải ren có lỗ ren nhỏ. Đồng thời khi may nên kèm thêm vải lót ở bên trong váy để có thể tránh tình trạng lộ hàng bạn nhé!

Cách chọn lựa loại vải may đầm phù hợp

Bạn đang phân vân không biết nên chọn vải may đầm sao cho phù hợp với mình. Vậy hãy đọc ngay những gợi mở chúng tôi nói tới dưới đây nhé:

Nếu nàng thuộc tuýp người dịu dàng, nhẹ nhàng, đằm thắm và quyến rũ đập chất Á Đông. Vậy chiếc đầm được làm từ vải tơ tằm là chọn lựa thích hợp nhất dành cho nàng. Với đặc tính nổi trội là mềm mượt, mỏng nhẹ và thoáng mát, khi diện bộ váy này nàng sẽ trở nên thướt tha, nhẹ nhàng hơn đấy. 

Nếu như nàng ưa thích phong cách quyến rũ. Vậy bạn nên chọn đầm làm từ vải voan hoặc Chiffon nhé. Tuy nhiên Chiffon vẫn là chọn lựa được ưu tiên nhất. Bởi với đặc tính mỏng, sáng, độ rũ vừa phải, nhẹ nhưng lại dày hơn voan cho nên nó được khá nhiều chị em chọn lựa.

Phong cách quyến rũ, hiện đại: Nàng có thể thoải mái chọn lựa loại đầm cho mình. Nhưng với phong cách này vải ren sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bạn. Bởi với form dáng bó sát cơ thể sẽ giúp tọa cho nàng bộ cánh cực kỳ hiện đại và quyến rũ.

Ngoài ra khi chọn lựa vải may đầm bạn cũng nên quan tâm tới thời tiết. Chẳng hạn mùa hè, bạn nên chọn vải nhẹ như voan, lanh với đặc tính bền, thấm hút tốt,...

Loại vải may váy phù hợp với mọi dáng người cũng như thời tiết là Cotton. Bởi chính khả năng hút ẩm, thấm hút mồ hôi và điều hòa nhiệt độ cơ thể của nó.

Xem thêm cách làm đẹp, mẹo vặt phụ nữ, Viên Uống; bộ trắng da, Giảm Cân, Thực phẩm; Mật Ông Rừng, Mầm Đậu Nành, Viên Nén Tinh Bột Nghệ Mật Ông Rừng, Giảm cân tự nhiên, Tăng cân người gầy, Tăng cơ phái mạnh... Tại website: https://swanvietnam.com.vn/

إرسال تعليق